Dấu hiệu của Bệnh Cao Huyết Áp, đâu là nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Huyết áp cao là gì? Có những loại cao huyết áp nào?

Huyết áp cao là căn bệnh phổ biến hiện nay, là sự tác động của máu lên thành động mạch. Khi một người bị huyết áp cao là thành động mạch phải chịu quá nhiều áp lực trong quá trình bơm máu.

Huyết áp ở người bình thường luôn ở mức 120/80mmHg, khi chỉ số huyết áp lên mức trên 140/90mmHg thì có nghĩa là bạn đã bị huyết áp cao. Cao huyết áp thường xảy ra ở những người cao tuổi, béo phì, thừa cân. Những người mắc các bệnh lí như tiểu đường, rối loạn mỡ máu sẽ có nguy cơ cao bị huyết áp cao. Huyết áp cao còn có tính di truyền.

Các loại huyết áp cao: 

+ Huyết áp cao thứ phát: huyết áp cao được gây ra bởi một nguyên nhân khác. Do đó, khi bệnh lí chính được điều trị khỏi thì huyết áp sẽ trở về bình thường. Những nguyên nhân gây cao huyết áp thứ phát thường là bệnh thận, hẹp động mạch chủ bẩm sinh, sử dụng thuốc tránh thai, mang thai, bệnh tuyết giáp.

+ Huyết áp cao tiên phát: là huyết áp cao không rõ nguyên nhân mà chỉ tìm ra những yếu tố nguy cơ như ăn mặn, lười vận động, béo phì, stress, căng thẳng, di truyền, tiểu đường, mỡ máu cao.

Huyết áp cao liên quan chặt chẽ đến hoạt động của tim

Mô tả huyết áp (áp suất) tâm thu và huyết áp (áp suất) tâm trương, Huyết áp cao ở trẻ em

-                     Huyết áp tâm thu: là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim làm việc. Đối với người lớn, huyết áp tâm thu thường có xu hướng tăng. Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120mmHg. Những người bị huyết áp cao, chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 135mmHg.

-                     Huyết áp tâm trương: là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim nghỉ ngơi. Đối với người lớn, huyết áp tâm trương sẽ có xu hướng giảm. Ở những người bình thường, huyết áp tâm trương thường ở mức 80mmHg. Với những người bị cao huyết áp, chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 85mmHg.

-                     Huyết áp cao ở trẻ em: hiện nay cao huyết áp là bệnh lí đang được lưu ý ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, triệt để, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Yếu tố gây cao huyết áp ở trẻ em thường là béo phì, di truyền, rối loạn giấc ngủ.

Trẻ em thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp cao

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao:

-                     Hẹp động mạch thận dẫn đến cao huyết áp khó kiểm soát. Động mạch thận bị hẹp làm giảm lượng máu tưới tới nhu mô thận, kích thích hệ thống renin - angiotensin làm việc gây tăng huyết áp. Biểu hiện của tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là huyết áp tăng cao đột biến mà không thể kiểm soát được.

-                     Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, một số loại thuốc như thuốc kích thích (amphetamine), thuốc giảm cân, thuốc cảm và thuốc dị ứng có thể làm huyết áp tăng.

-                     Do mắc các bệnh lí khác như bệnh thận mãn tính, bệnh tim mạch, u hoặc bệnh tuyến giáp, mỡ máu cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ...

-                     Lạm dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp.

-                     Tuổi tác: Những người già nguy cơ mắc huyết áp cao lớn khi chỉ số huyết áp tâm thu có xu hướng tăng gây áp lực lớn làm cho động mạch trở nên cứng hơn và không linh hoạt trong quá trình lưu thông máu.

-                     Di truyền: Những người sinh ra trong gia đình có tiền sử bị cao huyết áp dễ có khả năng mắc huyết áp cao.

-                     Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp 2 – 6 lần so với người bình thường.

-                     Ăn mặn: Những người ăn mặn có nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn so với những người ăn nhạt.

Muối là tác nhân hàng đầu gây cao huyết áp

-                     Lười vận động: những người có thói quen hay ngồi quá lâu một chỗ sẽ có nguy cơ cao bị béo phì và tăng huyết áp.

-                     Uống nhiều rượu bia: những người hay uống rượu bia và những đồ uống có cồn sẽ dễ mắc bệnh cao huyết áp.

-                     Do thường xuyên bị căng thẳng và áp lực trong công việc.

-                     Hút thuốc lá.

Dấu hiệu cảnh báo bị cao huyết áp

-                     Huyết áp đo được trên mức 180/110mmHg kèm theo triệu chứng nhức đầu. Những cơn đau đầu sẽ không xảy đến với những người bị huyết áp cao ở mức độ nhẹ, chỉ những người bị huyết áp cao ác tính mới xuất hiện những cơn đau đầu.

-                     Chảy máu mũi: Những người bị cao huyết áp ở giai đoạn đầu thường có biểu hiện chảy máu mũi. Khi huyết áp tăng cao, diễn ra thường xuyên thì máu mũi sẽ chảy nhiều và khó có thể làm cho ngừng chảy.

-                     Xuất hiện vết máu bên trong máu hoặc xuất huyết kết mạc.

-                     Ngứa và tê râm ran ở tay chân: đây là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo nguy cơ đột ngụy do tăng huyết áp. Khi tăng huyết áp diễn ra liên tục và không được kiểm soát thì người bệnh cần hết sức chú ý vì chúng có thể dẫn đến tê liệt các dây thần kinh.

-                     Buồn nôn và nôn: khi bị cao huyết áp người bệnh cảm thấy muốn nôn, khó thở, hoa mắt, không nhìn rõ mọi vật xung quanh.

Huyết áp cao thường đi kèm triệu chứng buồn nôn

-                     Chóng mặt và choáng: đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh huyết áp cao mà người bệnh không nên bỏ qua.

Những phương pháp nào được áp dụng để chuẩn đoán và kiểm tra huyết áp cao:

-                     Đo huyết áp thường xuyên, định kì là cách đơn giản và duy nhất để chẩn đoán cao huyết áp.

+ Với những người dưới 40 tuổi nên đo huyết áp định kì mỗi năm một lần còn những người trên 40 tuổi cần đo huyết áp 6 tháng/lần.

+ Đo huyết áp có thể được tiến hành ở bệnh viện, phòng khám hay tại nhà. Có thể dùng máy đo cột thủy ngân, máy đo đồng hồ hay máy đo tự động để đo huyết áp. Theo ý kiến của các bác sĩ nên sử dụng loại băng đo huyết áp ở tay để có độ chính xác cao.

+ Khi đo huyết áp tại nhà bằng máy đo thì cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để có thể đo được chính xác huyết áp của cơ thể.

Đo huyết áp là cách duy nhất và phổ biến để xác định huyết áp cao

+ Đo huyết áp đúng cách:

ü    Nghỉ ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo.

ü    Nên đo trong phòng kín, yên tĩnh.

ü    Trước khi đo 2 giờ tuyệt đối không dùng chất kích thích như cà phê, hút thuốc.

ü    Tư thế đo: ngồi hoặc nằm, duỗi tay thẳng trên bàn. Những người mắc tiểu đường hoặc người lớn tuổi nên đo thêm huyết áp ở tư thế đứng để xác định xem có bị “hạ huyết áp tư thế” hay không.

ü    Dùng áp kế với bao hơi phù hợp với chu vi cánh tay.

ü    Quấn băng vừa chặt, đặt máy ở vị trí thích hợp để máy hoặc mốc 0 của đồng hồ đo ngang mức với tim.

ü    Nên đo huyết áp ít nhất 2 lần, khoảng cánh đo giữa các lần là 1 – 2 phút.

ü    Nếu chỉ số huyết áp đo được giữa 2 lần chênh lệch nhau trên 10mmHg thì cần đo lại sau 5 phút. Lần đầu đo huyết áp nên đo ở vị trí tay.

-                     Trong những trường hợp ghi ngờ kèm theo những triệu chứng khó chịu cần tới bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi huyết áp liên tục bằng máy đo Holter tự động trong 24 giờ.

Biện pháp điều trị cao huyết áp.

-                     Điều trị bằng thuốc:

Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 loại thuốc chữa huyết áp cao. Căn cứ vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Những nhóm thuốc thường được dùng để điều trị cao huyết áp là:

+ Thuốc ức chế ACE: là thuốc ức chế enzyme chuyển hóa bao gồm enalapril, captopril, benazepril, lisinopril… Chính nhờ có chất men xúc tác angiotensic mà angiotensin I biến thành angiotensin II gây co thắt, tăng áp lực lên mạch máu làm tăng huyết áp. Do vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc ức chế men chuyển ACE để không sinh ra angiotensin II và giúp giãn mạch, hạ huyết áp. Nhóm thuốc ức chế ACE thường được lựa chọn điều trị khi người bệnh bị cao huyết áp có kèm hen suyễn.

+ Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs): bao gồm losartan, irbesartan, candesartan, valsartan. Đây là nhóm thuốc mới được bào chế thành công, có tác dụng hạ huyết áp, nhanh chóng đưa huyết áp trở về bình thường. Thuốc sẽ có tác dụng hạ huyết áp tốt hơn nếu phối hợp cùng với thuốc lợi tiểu.

Thuốc là phương pháp hiệu quả trong điều trị cao huyết áp

+ Thuốc lợi tiểu (thuốc nước): gồm có hydroclorothiazid, furosemid, indapamid, sprironolacton, amilorid… Thuốc có tác dụng làm giảm tích nước trong cơ thể, hạn chế sức cản của mạch ngoại vi, làm hạ huyết áp. Những người bị cao huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần điều trị đơn độc nhóm thuốc này còn những người ở mức nặng hơn cần phối hợp điều trị với thuốc khác.

+ Thuốc chẹn Beta: gồm nadolol, propranolol, pindolol, timolol, atenolol, metoprolol,…Thuốc có tác dụng ức chế thụ thể beta – giao cảm ở mạch ngoại vi, tim, từ đó làm giảm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc chẹn beta được chống chỉ định với những người bị huyết áp cao kèm hen suyễn, chậm nhịp tim, suy tim.

-                     Điều trị không dùng thuốc:

+ Ngừng hút thuốc lá.

+ Nên ăn nhạt, tăng cường rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật.

+ Hạn chế rượu bia

+ Duy trì cân nặng ở mức cho phép, tránh thừa cân, béo phì vì béo phì là căn nguyên của cao huyết áp.

+ Tăng cường thể dục, rèn luyện sức khỏe. Mỗi ngày dành thời gian 30 – 40 phút để chơi những môn thể theo vừa sức như đi bộ, đạp xe, bơi lội, chơi bóng bàn…

+ Giảm căng thẳng, stress, giữ tinh thần lạc quan, bình thản, yêu đời để chung sống hòa bình với bệnh cao huyết áp.

Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc người bị huyết áp cao. Bổ sung dầu cá Omega3 cho người cao huyết áp

-                     Chế độ dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp:

+ Hạn chế ăn nhiều muối, nên ăn nhạt, không nên ăn nhiều những thực phẩm có chứa nhiều muối như giò chả, thịt muối, thịt xông khói và các thực phẩm tẩm ướp sẵn.

+ Không nên ăn nhiều đồ chiên rán, không ăn mỡ động vật, không nên ăn nhiều trứng, không ăn nội tạng động vật.

+ Nên ăn dầu ăn thực vật thay cho mỡ động vật, ăn nhiều lạc, vừng trong chế độ ăn hàng ngày rất tốt cho người bị cao huyết áp.

+ Bổ sung thức ăn giàu kali trong khẩu phần ăn hàng ngày như khoai, đậu đỗ, rau dền, dưa chuột, súp lơ, xà lách, đậu cove, cải xoong, cam, chanh, mơ, mận, dưa hấu.

+ Tăng cường ăn những thức ăn có nhiều canxi: sữa tách bơ, các chế phẩm từ sữa và uống uống mỗi ngày.

+ Nên ăn những thức ăn có nhiều chất béo gồm thịt bò, thịt gà, thịt thăn lợn, đậu đỗ.

+ Hạn chế ăn đường, giảm lượng calo đưa vào cơ thể.  

-                     Cách chăm sóc người bị cao huyết áp:

+ Kiêng rượu, chè đặc, thuốc lá.

+ Tránh lao động trí óc với cường độ cao và lo lắng quá độ.

+ Xả stress, đi du lịch nghỉ ngơi khi thấy căng thẳng.

+ Nên giảm cân khi thấy béo phì, tăng cường vận động thể chất vừa giảm cân vừa tăng cường sức khỏe.

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện bệnh cao huyết áp

+ Đo huyết áp thường xuyên cho người bệnh để theo dõi huyết áp hàng ngày.

+ Dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.

+ Luôn mang theo thuốc và cho bệnh nhân dùng thuốc hạ huyết áp trong những trường hợp khẩn cấp, ngăn ngừa những tai biến do huyết áp cao gây ra.

-                     Dầu cá Omega3 cho người cao huyết áp: Thường xuyên bổ sung dầu cá omega3 mang lại nhiều lợi ích cho người bị cao huyết áp. Trong dầu cá có chứa chất triglycerides có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các mảng bám trong động mạch, giảm áp lực của máu lên thành mạch làm hạ huyết áp.

Phong cách sống mạnh khỏe để phòng ngừa, kiểm soát bệnh cao huyết áp

-                     Chế độ ăn uống hợp lí, khoa học: ăn nhạt, hạn chế ăn mặn, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi và chất xơ.

-                     Đảm bảo cung cấp đủ kali và các yếu tố vi lượng hàng ngày, không nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều cholesterol và các axít béo.

-                     Duy trì cân nặng ở mức lí tưởng, nên duy trì chỉ số vòng bụng dưới 90cm (nam) và dưới 80cm (nữ). Tích cực giảm cân nếu thấy có dấu hiệu tăng cân, béo phì.

-                     Hạn chế rượu bia, ngừng hút thuốc lá.

-                     Rèn luyện thói quen tập thể dục vào mỗi ngày.

-                     Tránh lo âu, căng thẳng, stress.

-                     Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lí, luôn lạc quan, yêu đời.

-                     Khám sức khỏe định kì và đo huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm huyết áp cao.

Kiểm tra sức khỏe định kì để phòng bệnh cao huyết áp

-                     Người bị bệnh cao huyết áp cần chú ý theo dõi, quản lí bệnh tình và tuân thủ điều trị của bác sĩ để duy trì huyết áp ở mức hợp lí và giảm bớt nguy cơ của những cơn tai biến.