Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh nghẽn phổi mãn tính (COPD) là một căn bệnh nguy hiểm rất thường gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu về COPD qua bài viết sau đây.

COPD là gì?

COPD là một bệnh lý xảy ra ở phổi, trong đó sự giới hạn lưu thông không khí phổi gây suy giảm hoặc không thể phục hồi hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn, suy giảm khí mãn tính trong phổi gây nên hiện tượng khó thở, ho, đờm..

Theo ghi nhận của tổ chức y tế thế giới WHO trên thế giới năm 2012 có khoảng hơn 300 triệu người mắc bệnh và có hơn 3 triệu người  chết vì căn bệnh COPD quái ác này.

Tho nghiên cứu của hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương năm 2003 Việt Nam là nước có tỉ lệ bệnh nhân mắc COPD cao nhất Châu Á- Thái Bình Dương. Theo số liệu mới nhất của bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội số bệnh nhân điều trị COPD nội trú tại đây chiếm 26% tổng bệnh nhân, đa số đều là người trung niên trở lên.

Hiện nay, COPD là bệnh lý nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao thứ 4 ở nước ta chỉ sau bệnh mạch vành; ung thư và tai biến mạch máu não.

Các triệu chứng điển hình của COPD

Các triệu chứng của COPD thường khó phát hiện do chúng phát triển chậm. Bệnh nhân thường không quá chú ý đến những dấu hiệu triệu chứng ban đầu vì chúng có vẻ nhẹ giống như bệnh lý thông thường. Vì vậy, đa số bệnh nhân đều phát hiện bệnh khi chúng đã ở trong giai đoạn sau và bệnh lý trở nên nặng. Để tránh những đánh giá không đúng về bệnh COPD, người bệnh cần nhận biết sớm các biểu hiện triệu chứng điển hình để giảm tần suất bệnh cũng như hạn chế nguy cơ về bệnh.

Những triệu chứng điển hình của COPD mà bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý bao gồm:

-   Ho, ho ra đờm: triệu chứng ho kéo dài trong nhiều ngày đặc biệt là vào buổi sáng.

-   Tức ngực -Khó thở: bệnh nhân có biểu hiện tức ngực khó thở bằng mũi, thở khò khè về đêm. Khi bệnh diễn biến nặng bệnh nhân cảm thấy khó thở rõ rệt thậm chí phải nhờ sự trợ giúp từ mặt nạ oxy.

-   Mệt mỏi, thiếu sức sống

-   Viêm phổi: bao gồm các hiện tượng ho, tức ngực, khó thở cùng với phế nang bị sưng viêm..

GOLD 2015 (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease – Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) phân chia COPD làm 4 giai đoạn bệnh như sau:

 

 

 

 

Giai đoạn 0

COPD nhẹ

* FEV1/FVC < 0.7

* FEV1 > hoặc = 80% dự đoán

Cơ thể bắt đầu tiềm tàng những yếu tố nguy cơ.

Bệnh nhân chưa phát hiện chức năng phổi của mình bị suy  giảm.

 

 

Giai đoạn I

COPD trung bình

* FEV1/FVC < 0.7

* FEV1 từ 50% đến 79% dự đoán

Các triệu chứng ho, khạc đàm.

Bệnh nhân đã bắt đầu thấy khó thở khi gắng sức

 

Giai đoạn II, III

COPD nặng

* FEV1/FVC < 0.7

* FEV1 từ 30% đến 49% dự đoán

Bệnh nhân thấy khó thở hơn.

Đợt cấp diễn ra thường xuyên hơn

 

 

Giai đoạn IV

COPD rất nặng

* FEV1/FVC < 0.7

* FEV1 < 30% dự đoán hoặc FEV1 < 50% dự đoán với tình trạng suy hô hấp mạn

Chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.

Đợt cấp COPD có thể đe dọa tính mạng của người bệnh

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nên bênh COPD

Các yếu tố nguy cơ gây nên COPD

-         Gene : Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra ảnh hưởng của gên và yếu tố di truyền đối với sự phát triển của bệnh COPD.

-         Quá trình phát triển của phổi: liên quan đến quá trình phát triển của phổi lúc mang thai, cân nặng lúc sinh, giới tính, tuổi tác..

-         Tiếp xúc với thuốc lá: theo thống kê của các cơ quan y tế thì 80 – 90% bênh nhân mắc bênh COPD là do khói thuốc lá trong đó 20% bệnh nhân COPD là người hút thuốc lá.

-         Ô nhiễm không khí: ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường cũng là một trong những yếu tố nguy cơ độc lập gây bệnh COPD. Trường hợp bệnh nhân là người thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi thì nguy cơ về bệnh COPD cũng từ đó mà tăng lên.

-         Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên  có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở thời kỳ trưởng thành

-         Tuổi tác: Đàn ông trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh COPD cao nhất.

Nguyên nhân gây bệnh COPD

-         Bất thường về sự trao đổi khí: Việc bất thường về sự trao đổi khí do tổn thương thành đường thở và khí phế thủng gây ra tình trạng thiếu oxy làm co các động mạch gây ra tình trạng khó thở. Trường hợp triệu chứng khó thở kéo dài là nguy cơ cho bệnh COPD.

-         Các yếu tố nguy cơ: tuổi tác, ô nhiễm môi trường, gene, nhiễm khuẩn.. cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh COPD.

-         Mất cân bằng antiproteinase và proteinase: sự mất cân bằng này có thể phá hủy phổi và làm giảm suy giảm các hoạt tính bình thường của antiproteinase gây bênh COPD.

-         Stress Oxy hóa: sự mất quân bình oxy hóa và chất oxy hóa là biểu hiện rõ ràng nhất cho bệnh COPD. Quá trình stress oxy hóa dieenxx ra xúc tiến quá trình gây viêm lên phổi thậm chí làm hẹp đường hô hấp gây bệnh COPD.

Ngoài ra các yếu tố được cho là nguyên nhân gây COPD khác bao gồm: tăng tiết chất nhầy và rối loạn chức năng hô hấp; tăng áp phổi và tâm phế mạn; giới hạn lưu lượng khí thở và sự căng phồng phổi…

Chẩn đoán và xét nghiệm kiểm tra COPD

Về chẩn đoán

COPD được các bác sĩ chẩn đoán dựa trên việc thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm kiểm tra để đưa ra kết luận.

Chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng được các bác sĩ đưa ra bao gồm: các triệu chứng ho, khó thở, ho ra đờm(mạn tính) hoặc tiền sử về bệnh…

Các xét nghiệm kiểm tra bao gồm: Đo phế dung kế; chụp X quang, xét nghiệm máu; xét nghiệm đờm; chụp CT csan.

Ngoài ra, các bác sĩ còn sử dụng phương pháp đánh giá triệu chứng của bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán về COPD theo 2 thang điểm mMRC (modified Medical Research Council) và thang điểm CAT (COPD Assessment Test).

Các xét nghiệm kiểm tra

Khi các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh COPD họ sử dụng các phương pháp chuyên môn để kiểm tra và đánh giá mức độ bệnh. Cụ thể như sau:

-         Đo phế dung kế: Kết quả đo phế dung được các bác sĩ chuyên khoa cho là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và để theo dõi tiến triển của bệnh. Theo đó, đặc điểm của FEV1/FVC<70% sẽ quyết định mức độ của bệnh COPD.

·        FEV1> 80% giá trị dự đoán thì bệnh nhân mới bị COPD ở giai đoạn nhẹ.

·        50%<FEV1<80% giá trị dự đoán thì bệnh nhân bị COPD ở giai đoạn trung bình.

·        30%< FEV1<50% giá trị dự đoán thì bệnh nhân bị COPD ở giai đoạn nặng.

·        FEV1< 30% giá trị dự đoán thì bệnh nhân COPD ở giai đoạn rất nặng.

-         Chụp X- quang ngực: kết quả chụp X- quang sẽ làm rõ các vấn đề ở phổi như các khối viêm, khí phế thũng hoặc các vấn đề khác ở phổi thậm chí là cả suy tim.

-         Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm máu các bác sĩ xác định được các vấn đề về stress oxy hóa và cơ chế hoạt động cả máu trong phổi để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về bệnh COPD.

-        Xét nghiệm đờm: nếu trong đờm có chứa Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influnzae và Moraxella catarrahalis thì bệnh nhân mắc bệnh COPD.

-         Chụp CT – Scan: CT scan được cho là phương pháp hiện đại hơn so với chụp X quang trong hỗ trợ chẩn đoán và xác định điều hướng điều trị thích hợp.

Điều trị COPD

-         Sử dụng thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản, Corticosteroids dạng hít (Inhaled corticosteroid - ICS), Corticosteroid toàn thân, Các chất ức chế Phosphodiesterase-4 (PDE4-inhibitor), Methylxanthines có tác dụng giúp ổn định và cải thiện tình hình tắc phổi mãn tính ở các bệnh nhân.

·        Thuốc giãn phế quản được cho là thuốc chủ lực trong điều trị COPD hiệu quả.

·        Methylxanthines và Corticosteroid toàn thân có tác dụng hỗ trợ cho thuốc giãn nở phế quản hoạt động tốt hơn tuy nhiên chúng không mang lại quá nhiều lợi ích.

·        Corticosteroids dạng hít (Inhaled corticosteroid - ICS) có tác dụng hỗ trợ điều trị và giảm tỷ lệ đơt cấp ỏ bệnh nhân COPD. 

·        Các chất ức chế Phosphodiesterase-4 (PDE4-inhibitor) được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân COPD ở giai đoạn III và IV giúp kiểm soát sự giản nở phế quản và làm giảm các đợt kịch phát.

-         Phẫu thuật giảm thể tích phổi (Lung volume reduction surgery - LVRS): đây là phương pháp điều trị dành cho những bệnh nhân COPD ở giai đoạn IV có đủ điều kiện thể chất để có thể tiến hành phẫu thuật.

-         Điều trị oxy: đây là phương pháp điều trị dành cho các bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp mạn tính. Thông thường các bệnh nhân điều trị oxy phải tiến hành trong thời gian dài (10 – 20h/ngày). Ngoài ra, phương pháp điều trị oxy còn được chỉ định dài hạn trong trường hợp bệnh nhân COPD có bằng chứng về tăng áp phổi, phù ngoại biên, suy tim…

-         Thông khí hỗ trợ: là phương pháp điều trị kết hợp với phương pháp oxy dài hạn dành cho bệnh nhân COPD trong trường hợp lượng CO2 ban ngày tăng.

Phòng ngừa COPD

Để phòng ngừa COPD một cách hiệu quả và tránh nguy cư phát sinh bệnh, chúng ta cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp sau đây:

-         Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cũng như cẩn trọng trước các dấu hiệu bệnh để có thể phát hiện và ngăn ngừa bệnh sớm nhất có thể.

-         Giảm thiểu các yếu tố nguy cơ: việc chúng ta cải thiện môi trường làm việc cũng như hạn chế tiếp xúc với thuốc lá chính là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ về bệnh COPD.

-         Tiêm vaccine phòng phế cầu và cúm: giúp đảm bảo sức khỏe khang kiện cho con người trước các tác nhân gây bệnh.

-         Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, yoga: biện pháp này không chỉ giúp cho chúng ta ngăn chặn nguy cơ về bệnh COPD mà còn giúp cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chống lại các loại bệnh tật.

 

COPD là bệnh có tỉ lệ bênh nhân tử vong cao đặc biệt là ở các nước kém phát triển, đang phát triển. Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh COPD tin rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho nhiều người trong phát hiện, điều trị và ngăn ngừa bênh COPD hiệu quả.