Chuẩn đoán Đột Quỵ, đâu là nguyên nhân và cách thức điều trị

1.                 Tổng quan & Triệu chứng

Đột quỵ là gì? Các loại đột quỵ. Như thế nào là "Đột quỵ im lặng"

-                     Đột quỵ hay (tai biến mạch máu não) là căn bệnh nguy hiểm, xảy ra đột ngột khi việc cung cấp máu lên não bộ bị ngưng trệ. Não không được cung cấp đủ oxy, một vùng não ngừng hoạt động, không thể điều khiển các cơ quan khác gây ra hiện tượng liệt nửa người, tay chân, hôn mê… Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, vùng não ấy sẽ chết và người bệnh có nguy cơ tử vong.

-                     Các loại đột quỵ: có 3 loại đột quỵ

+ Đột quỵ nhồi máu não: là loại hay gặp nhất, chiếm khoảng 85% các trường hợp đột quỵ. Loại đột quỵ này tương tự như một cơn nhồi máu cơ tim. Cục máu đông hình thành trong mạch máu của não hoặc tại các mạch máu khác trong cơ thể và dẫn tới não. Cục máu đông này làm tắc nghẽn dòng chảy của máu đến các tế bào não gây thiếu máu cục bộ. Đột quỵ nhồi máu não còn có thể xảy ra khi xuất hiện quá nhiều mảng bám xơ vữa bịt kín các mạch máu của não. Cục máu đông sẽ khiến cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ kéo dài và không biến mất nếu không được điều trị.

+ Đột quỵ xuất huyết: xảy ra khi một động mạch trong não đột ngột bị vỡ khiến máu chảy vào trong mô não và gây chèn ép vào các cấu trúc não.

+ Đột quỵ do thiếu máu thoáng qua: là những cơn đột quỵ nhỏ hoặc là tình trạng cảnh báo đột quỵ. Một cục máu đông nhỏ hình thành ngăn chặn tạm thời mạch máu tới não gây ra cơn đột quỵ thiếu máu thoáng qua. Cơn đột quỵ diễn ra trong thời gian ngắn.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

 

Đột quỵ im lặng là những cơn đột quỵ nhẹ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Đột quỵ im lặng diễn biến âm thầm, lặng lẽ, không gây ra những triệu chứng bên ngoài do đó người bệnh không hề cảm thấy mình vừa trải qua cơn đột quỵ. Tuy nhiên, đột quỵ im lặng xảy ra thường xuyên sẽ làm chế tế bào thần kinh sản sinh ra dopamine ở liềm đen não, cản trở việc phối hợp các chuyển động trong cơ thể.

Triệu chứng của đột quỵ

-                     Tay chân: Đột ngột bị tê một bên cơ thể, cánh tay, hay chân. Người bệnh khó cử động và không thể đi lại, mất khả năng giữ thăng bằng

-                     Mắt: thị lực giảm hoặc nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt.

-                     Nói: nói năng lẫn lộn, vô nghĩa, không nói được hoặc không hiểu được những gì người khác đang nói. Nói gọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, phải gắng sức mới nói được.

-                     Thần kinh: nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

Đau đầu dữ dội là dấu hiệu của đột quỵ

-                     Nhận thức: rối loạn trí nhớ hoặc chậm nhận thức.

2.                 Nguyên nhân & các biến chứng của đột quỵ

Nguyên nhân gây ra đột quỵ. Xơ vữa động mạch và đột quỵ liên quan như thế nào?

-                     Nguyên nhân của đột quỵ:

+ Do thiếu máu cục bộ, cục máu đông hình thành trong tim hay mảng xơ vữa trong mạch máu trồi lên gây tắc nghẽn mạch máu não.

+ Do xuất huyết não, một mạch máu trong não bị vỡ gây thiếu máu não.

+ Nguyên nhân phổ biến nhất là cao huyết áp, dị dạng mạch não bẩm sinh, rối loạn đông máu.

-                     Các mảng xơ vữa hình thành trong mạch máu khiến lòng mạch bị thu hẹp, dòng máu lưu thông khó khăn, gây ra hiện tượng thiếu máu não. Đồng thời, khi mảng xơ vữa bong ra, gắn kết với các tế bào, hình thành nên các cục máu đông theo dòng máu lên não, gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến đột quỵ.

 Biến chứng sau đột quỵ: chứng mất trí, sa sút trí tuệ do mạch máu

-                     Theo thống kê trên thế giới, 1/3 số người sống sót sau cơn đột quỵ gặp vấn đề về trí nhớ do các tế bào thần kinh trong não đã bị tổn thương. Người bệnh thường hay có những biểu hiện như hay quên, nhận thức kém, mất dần trí nhớ hoặc không nhớ rõ, không nhớ được những người thân trong gia đình, bạn bè, không nhận thức được những gì người khác nói, lú lẫn…

-                     Rối loạn nhận thức lâu ngày dẫn đến sa sút trí tuệ, mất dần nhận thức. Nếu không phát hiện sớm và điều trị, người bệnh mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân, dần dần lệ thuộc vào người xung quanh.

3.                 Chẩn đoán và điều trị

Các hình thức kiểm tra và xét nghiệm được làm khi đột quỵ

-                     Khám sức khỏe: bác sĩ kiểm tra huyết áp và sử dụng ống nghe để nghe tim và nghe động mạch cảnh. Đồng thời sử dụng một kính soi đáy mắt phát hiện các tinh thể cholesterol nhỏ và các cục máu đông trong mạch máu phía sau mắt.

Khám sức khỏe để chuẩn đoán đột quỵ

-                     Vi tính chụp cắt lớp chụp động mạch: cung cấp hình ảnh của bộ não và xuất huyết.

-                     Chụp cộng hưởng từ (MRI): cho hình ảnh về sọ não và tủy sống. MRI có thể sử dụng để chẩn đoán nhồi máu não, xuất huyết não, và các bệnh lý khác liên quan tới não, thân não và tủy sống.

-                     Các xét nghiệm thường quy

+ Xquang ngực thẳng: Xquang ngực giúp xác định các vấn đề về tim, phổi liên quan nhiều tới đột quỵ

+ Tổng phân tích nước tiểu: xác định nhiễm trùng đường tiểu trên kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

+ Đo oxy mao mạch: Một đầu dò với ánh sáng đỏ được gắn vào đầu ngón tay để đo nồng độ oxy trong máu mao mạch giúp xác định máu có được cung cấp đủ oxy từ phổi hay không.

-                     Các phương pháp đánh giá thần kinh khác

+ Đo điện não: Máy đo điện não ghi nhận lại các sóng phát sinh từ não bộ.

+ Đo điện cơ: Là phương tiện ghi nhận lại các sóng từ các dây, rễ thần kinh và cơ, được sử dụng khi bác sĩ nghi ngờ các vấn đề liên quan tới các dây thần kinh ở tay, chân hay các bệnh lý tại cơ.

-                     Các phương pháp để đánh giá tim và kiểm tra chức năng của tim: Điện tâm đồ (ECG, siêu âm tim, siêu âm động mạch cảnh, chụp động mạch.

Xác định và điều trị đột quỵ. Thuốc tan huyết khối được ứng dụng như thế nào cho điều trị đôt quỵ

Xác định và điều trị đột quỵ

v    Điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ

-                     Để điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ, cần phải khôi phục lại lưu lượng máu đến não. Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông trong vòng 4, 5 giờ đầu và càng sớm càng tốt để kịp thời cứu chữa người bệnh, cải thiện cơ hội sống sót, giảm các biến chứng của đột quỵ.

-                     Aspirin là thuốc điều trị tốt nhất sau khi cơn đột quỵ thiếu máu cục xảy ra.

 

-                    

Thuốc tan huyết khối hỗ trợ tích cực trong điều trị đột quỵ

-                     Tiêm TPA vào tĩnh mạch, TPA là một loại thuốc tiêu cục máu đông - giúp người bệnh bình phục sớm hơn. Tuy nhiên, tiêm tĩnh mạch TPA chỉ trong có tác dụng trong 4, 5 giờ xảy ra đột quỵ. TPA không được dùng cho những người đang có cơn đột quỵ xuất huyết.

v    Điều trị đột quỵ xuất huyết

-                     Biện pháp khẩn cấp là tiêm thuốc, nếu warfarin hoặc thuốc kháng tiểu cầu như clopidogrel không đáp ứng, có thể cho thuốc hoặc truyền các sản phẩm máu. Kết hợp với thuốc hạ huyết áp, ngăn chặn các cơn động kinh, giảm phản ứng co thắt mạch.

-                     Sau khi chảy máu trong não dừng lại, cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường và chăm sóc y tế hỗ trợ. Nếu diện tích chảy máu lớn, cần làm phẫu thuật ngay để loại bỏ máu đã chảy và làm giảm áp lực lên não.

v    Phẫu thuật mạch máu, sửa chữa:. Các kĩ thuật phẫu thuật sửa chữa mạch máu gồm:

-                     Kẹp phình động mạch: Các bác sĩ sử dụng một chiếc kẹp nhỏ đặt ở động mạch phình để ngăn ngừa động mạch không bị vỡ và làm giảm khả năng tái chảy máu. Chiếc kẹp nhỏ này sẽ được cấy ghép vĩnh viễn ở nơi động mạch bị phình.

-                     Đóng động mạch: Thủ tục này thay thế kẹp phình động mạch. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng ống thông để đưa một cuộn dây nhỏ vào phình động mạch. Cuộn dây này cung cấp một giàn đỡ nơi cục máu đông có thể hình thành và đóng phình động mạch.

-                     Phẫu thuật loại bỏ AVM: Không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ AVM nếu nó quá lớn hoặc nếu nó nằm sâu trong não. Phẫu thuật cắt bỏ AVM thực hiện trên một phần của bộ não để ngăn ngừa nguy cơ vỡ tổng thể của đột quỵ xuất huyết.

Thuốc tan huyết khối được ứng dụng như thế nào cho điều trị đôt quỵ

Kết quả nghiên cứu chứng minh, điều trị sớm với thuốc tan sợi huyết trong 3 giờ đầu làm tăng thêm ít nhất 30% tỷ lệ không bị tàn phế hoặc chỉ tàn phế ở mức tối thiểu, trong đó 13% bệnh nhân đạt phục hồi chức năng hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn sau 3 tháng.

-                     Để làm tan các cục huyết khối, plasmin là một chất có tác dụng tiêu hủy, làm tan. Đây là thuốc duy nhất được Hoa Kỳ (cơ quan FDA) cho phép sử dụng trong điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp trong vòng 3 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.

-                     Thuốc rTPA (Alteplase) làm giảm tàn tật và tăng khả năng phục hồi vận động của bệnh nhân sau đột quỵ, nhưng muốn có tác dụng thì phải sử dụng trong vòng 3 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên của đột quỵ, dùng thuốc càng sớm thì khả năng thành công càng cao

4.                 Phòng ngừa đột quỵ

- Ổn định huyết áp, huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

- Ổn định đường huyết, tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Do vậy, kiểm soát đường huyết sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ.

- Hạn chế cholestearol trong máu.

- Bỏ thuốc lá.

- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lí nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

- Nên ăn nhạt, không nên ăn mặn.

Chế độ ăn lành mành giàu rau xanh, chất xơ ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường thể lực.

- Điều trị rối loạn nhịp tim. 

- Cải thiện rối loạn giấc ngủ.

- Không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.

- Không uống rượu bia và các đồ uống tăng lực.

- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, đặc biệt với người cao huyết áp. 

- Ổn định trọng lượng cơ thể, tránh thừa cân, béo phì.

- Cân bằng cảm xúc, tránh xúc động mạnh, giảm căng thẳng, stress.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ.