Cúm và Viêm Phổi ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe cùng cách phòng chống nhiễm bệnh

Cúm và viêm phổi là 2 căn bệnh truyền nhiễm có tính chất vô cùng nguy hiểm phổ biến ở con người. Chúng là gì, các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phòng ngừa bệnh hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Dưới đây, là những cái nhìn chung nhất về 2 căn bệnh nguy hiểm này.

Tổng quan về bệnh cúm

Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm được cho là một bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi việc nhiễm trùng hệ thống hô hấp do virus hoặc siêu vi trùng ở các loài chim, động vật có vú gây ra. Thông thường bệnh cúm diễn ra trong khoảng 5 – 10 ngày, trong một số trường hợp cúm có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh cúm diễn biến xấu có thể tạo thành dịch và gây ra các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 10 – 15% dân số mắc bệnh cúm. Các loại virus cúm nguy hiểm và có khả năng lan rộng có thể kể đến như là H1N1; H2N2; H3N2; H5N1; H7N9 với tỷ lệ tử vong do các loại cúm này gây ra ước tính khoảng 250.000 – 500.000 người. Năm 2009 dịch cúm A/H1N1 hoành hành tại nhiều nước trong đó có Việt Nam làm hàng triệu người tử vong. 

Bệnh cúm dễ dàng tạo thành dịch bởi các virus cúm dễ dàng lây lan từ người sang người qua đường hô hấp, ăn uống.. Ở nước ta, dịch cúm thường phát triển theo mùa đặc biệt là mùa thu và mùa động.

Nguyên nhân và triệu chứng gây ra cúm

Nguyên nhân gây ra bệnh cúm

·        Virus: Bệnh cúm được gây ra bởi các virus cúm thay đổi liên tục với nhiều chủng loại mới và đa dạng. Tuy nhiên, đa số các virus cúm được phân loại theo A, B và C, trong đó virus cúm loại A là dạng phổ biến và nguy hiểm nhất.

-   Virus cúm A: gồm nhiều loại virus gây ra cho con người, trong đó chủ yếu là xuất phát từ các loại động vật và chim, đặc biệt rất dễ diễn tiến thành dịch.

-   Virus cúm B: đây là virus có thể gây bệnh cúm cho cả người lẫn các loài chim, các triệu chứng bệnh cúm do virus cúm B cũng có khả năng tạo thành dịch nhưng nhẹ hơn virus cúm A.

-   Virus cúm C: là virus cúm nhẹ chỉ gây bệnh cho con người. Bệnh cúm do virus cúm C gây ra có thể tự khỏi và hoàn toàn không phát triển thành dịch.

·        Truyền nhiễm: Các virus cúm dễ dàng khuếch tán trong không khí và  lây lan qua người thông qua đường hô hấp. Người bệnh có thể lay lan cúm từ người hoặc từ động vật do tiếp xúc hoặc ăn phải thức ăn chế biến từ động vật nhiễm bệnh.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh cúm

·        Đối tượng dễ mắc bệnh cúm: Bệnh cúm thường dễ ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch còn non kém như trẻ em dưới 10 tuổi; và những người có hệ miễn dịch suy yếu như phụ nữ mang thai và người già trên 60 tuổi.

·        Điều kiện sống: Điều kiện sống thiếu vệ sinh, ẩm thấp gần rừng núi, khu chăn nuôi gia cầm, cạnh các doanh trại hay nơi tập trung nhiều dân cư.. làm tăng nguy cơ bệnh cúm.

·        Mắc các bệnh khác: Khi chúng ta mắc các bệnh khác sẽ khiến cho hệ miễn dịch và sức đề kháng trong cơ thể bị suy yếu làm gia tăng các nguy cơ về bệnh cúm.

·        Nghề nghiệp: các nhân viên y tế hoặc các chủ hộ chăn nuôi gia súc gia cầm là những người có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất do họ thường xuyên phải tiếp xúc với các nguồn bệnh tiềm ẩn.

Triệu chứng của bệnh cúm

Bệnh cúm thường xuất hiện một cách đột ngột và bắt đầu 24 – 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm với các biểu hiện triệu chứng cơ bản sau:

·         Sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi, nhức đầu, ho khan, hắt xì, nghẹt mũi hoặc chảy nước nước mũi…

·         Đau nhức cơ thể, tức ngực, đau họng đặc biệt là ở lưng, tay và chân.

·         Mệt mỏi, buồn ngủ, nhạy cảm với ánh sáng

·         Khó chịu ở dạ dày, biếng ăn, nôn, tiêu chảy..

Chẩn đoán và các xét nghiệm phát hiện bệnh cúm

Chẩn đoán bệnh Cúm

Để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh cúm các bác sĩ thường dựa vào các yếu tố:

Thăm khám lâm sàng: Các bác sĩ thông qua thăm khám lâm sàng để phát hiện các biểu hiện triệu chứng nhiễm virusnhư : sốt cao đột ngột, mệt mỏi, chán ăn..; các dấu hiệu long đường hô hấp trên và các hội chứng đau.

Yếu tố dịch tễ : Phương pháp chẩn đoán này chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh cúm có dấu hiệu lây lan thành dịch. Trong khu vực có nhiều người cùng mắc bệnh đang sống.

Trong trường hợp dịch cúm diễn ra trên diện rộng, các bác sĩ cần thực hiện Chẩn đoán xác định, chẩn đoán biến chứng và chẩn đoán độc lập để xác định chính xác loại virus gây ra và có phương hướng ngăn chặn và điều trị kịp thời.

Xét nghiệm phát hiện bệnh cúm

Các xét nghiệm phát hiện bệnh cúm được sử dụng phổ biến hiện nay là:

·        Xét nghiệm máu

·        Xét nghiệm huyết thanh

·        Xét nghiệm dịch (dịch mũi, họng..).

Thông qua các xét nghiệm này các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về loại bệnh cúm cũng như mức độ nguy hiểm và phương hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

Điều trị và ngăn ngừa bệnh cúm như thế nào?

Điều trị bệnh cúm hiệu quả

Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc trị nào dành cho bệnh cúm. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát và làm thuyên giảm tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:

·        Bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc đặc trị có tác dụng giảm đau và hạ nhiệt.

·        Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh cúm do dịch thì phải sử dụng vaccin đặc trị.

·        Bệnh nhân cần bổ sung vitamin C và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để đẩy lùi bệnh.

Ngăn ngừa bệnh cúm

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh cúm phổ biến hiện nay là:

·        Tiêm vaccine phòng bệnh cúm.

·        Giữ gìn môi trường trong lành, sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây cúm.

·        Xây dựng lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh cúm.

·        Cách ly với người bị cúm và các khu vực xảy ra dịch cúm.

Tổng quan về viêm phổi

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một bệnh lý truyền nhiễm về hô hấp vô cùng nguy hiểm, phổ biến ở con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Viêm phổi diễn ra khi phổi bị tổn thương do virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay hóa chất.

Viêm phổi xảy ra ở hơn 450 triệu người/năm và trong số đó có hơn 4 triệu ca tử vong vì căn bệnh quái ác này. Số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi do viêm phổi trên toàn thế giới đã giảm 50% kể từ năm 1990, từ 12,7 triệu xuống còn 6,3 triệu vào năm 2013. Tuy nhiên, theo đánh giá của tổ chức WHO thì viêm phổi vẫn là căn bệnh truyền nhiễm cướp đi nhiều sinh mạng trẻ em nhất trên thế giới (1/5 tổng số lượng các ca tử vong).

Ở Việt Nam, mỗi ngày, có tới 11 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi. Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em ở Việt Nam. 

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phổi

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi gồm:

·        Bệnh hô hấp biến chứng (cảm cúm, sởi, ho gà, viêm phế quản, viêm xoang…)

·        Viêm phổi do virus

·        Viêm phổi do vi trùng

·        Viêm phổi do nấm

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm phổi

·        Môi trường: Môi trường bị ô nhiễm hoặc thay đổi không khí cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm phổi.

·        Tuổi tác: bệnh viêm phổi dễ dàng phát triển và lây lan đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi do hệ thống miễn dịch của những người này hoặc còn non kém hoặc đã suy yếu.

·        Sử dụng chất kích thích: việc hút thuốc lá hay lạm dụng rượu, bia quá nhiều tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn tấn công vào phổi gây viêm phổi cấp và mãn tính.

·        Chấn thương: Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra nguy cơ gây bệnh viêm phổi từ các chấn thương nghiêm trọng.

·        Dân tộc: Các nhà khoa học chỉ ra mức độ người dân Alaska và một số bộ lạc người Mỹ bản xứ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi lớn hơn so với các dân tộc khác.

Các triệu chứng và biến chứng viêm phổi điển hình

Triệu chứng viêm phổi

·        Ho, sốt: bệnh nhân có biểu hiện ho, ho khan, ho có đờm (đờm có màu xanh hoặc vàng, có thể dính máu hoặc mủ); sốt (38 – 41 độ) theo cơn hoặc sốt liên miên.

·        Đau tức ngực và khó thở: Bệnh nhân có biểu hiện thở khò khè, thở nhanh hoặc khó thở; cánh mũi phập phồng và đau tức vùng ngực theo cơn hoặc đau liên tục.

·        Các triệu chứng khác: bệnh viêm phổi còn có các biểu hiện triệu chứng khác như gây ra mệt mỏi, uể oải; chán ăn; buồn nôn; đau họng; đau đầu… Một số trẻ nhỏ còn có hiện tượng co giật, rối loạn ý thức.

Biến chứng của bệnh viêm phổi

Trong trường hợp bệnh nhân không phát hiện kịp thời các biểu hiện triệu chứng của bệnh viêm phổi có thể dễ dàng dấn tới các biến chứng nguy hiểm gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của con người. Cụ thể như:

·        Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết

·        Tràn dịch màng phổi

·        Áp xe phổi

·        Hội chứng suy hô hấp

·        Viêm màng não

·        Tràn dịch màng tim, trụy tim

·        Các biến chứng khác: viêm nội tâm mạc; viêm phúc mạc; viêm khớp

Xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi

Các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về bệnh viêm phổi thông qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán.

Thăm khám lâm sàng

Kết quả chẩn đoán viêm phổi của các bác sĩ dựa trên các biểu hiện triệu chứng cũng như những biểu hiện bất thường ở phổi.

Xét nghiệm chẩn đoán

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm phổi được các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện tiến hành cụ thể như:

·        Nuôi cấy đờm: Việc nuôi cấy đờm có thể giúp các bác sĩ phát hiện ra vi khuẩn hoặc vi trùng, nấm gây ra viêm phổi.

·        Xét nghiệm máu và chất nhầy: Dựa vào sự tiết chất nhầy và sự tăng giảm bất thường của các tế bào bạch cầu để chẩn đoán bệnh viêm phổi.

·        Xét nghiệm nước tiểu: Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bệnh viêm phổi nếu trong nước tiểu có chứa phế cầu khuẩn Streptococcus pneumonia và vi khuẩn Legionella pneumophila.

·        Chụp X quang ngực: Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện ra khu vực phổi bị viêm cũng như đánh giá mức độ nặng nhẹ của tình trạng viêm.

·        Nội soi phế quản: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện thuyên giảm bệnh sau khi dùng kháng sinh hoặc bệnh lý viêm phổi diễn biến nặng.

Điều trị và ngăn ngừa viêm phổi hiệu quả

Điều trị viêm phổi hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta có phương pháp điều trị bệnh viêm phổi khác nhau.

·        Sử dụng thuốc: Bệnh nhân viêm phổi do vi trùng và vi khuẩn được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh: Penixilin và sunphamit để kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng bệnh.

·        Nghỉ ngơi, uống nhiều nước: đây là biện pháp điều trị bệnh viêm phổi hữu hiệu đố với bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi do virus gây ra.

·        Sử dụng thuốc chống nấm: áp dụng cho các bệnh nhân bị viêm phổi do nấm.

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng một số loại dược liệu trong thiên nhiên để điều trị bệnh viêm phổi hiệu quả như: lá hung quế, nghệ, mật ong..

Ngăn ngừa viêm phổi hiệu quả

·        Tiêm vắc xin phòng bệnh về đường hô hấp (cúm, rubenla)

·        Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

·        Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá

·        Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh

·        Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và khu vực có nguồn bệnh

Mặc dù không phải là ung thư hay bệnh lý mãn tính nhưng cúm và viêm phổi vẫn được xếp vào danh sách những bệnh lý nguy hiểm nhất đối với người già và trẻ nhỏ. Với những thông tin về bệnh mà chúng tôi vừa cung cấp tin rằng chúng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người thân yêu của mình.