Hiểu về Ung Thư Tiền Liệt Tuyến cùng các phương pháp điều trị hiện hành

Ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh lý đang ngày càng phổ biến ở nam giới. Bệnh không quá nguy hiểm đối với tính mạng nhưng có thể biến chứng lây lan sang các cơ quan khác trên cơ thể thậm chí dẫn tới tử vong.

Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc tổng quan về căn bệnh này từ khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng đến hậu quả và cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.

Tổng quan

Đây là một bệnh lý xảy ra ở nam giới, bệnh nhân mắc bệnh thường ở độ tuổi trung niên trở đi. Trên thế giới Châu Mỹ và Châu Âu đứng đầu về tỉ lệ nam giới mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và thấp nhất ở Châu Á đặc biệt là Đông Nam Á.

Ở nước ta, ung thư tiền liệt tuyến được xếp thứ 10 trong danh sách những bệnh ung thư thường gặp. Theo thống kê của Sở Y tế thì mỗi năm cả nước có khoảng 1.300 trường hợp mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và số lượng tử vong khoảng 2/3 tức là xấp xỉ 800 – 900 người.

Do sự phát triển chậm của bệnh cùng với sự thiếu hiểu biết của người dân khiến cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt trở thành một bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng.

Ung thư tiền liệt tuyến là gì?

Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh phát triển ở tuyến tiền liệt - bộ phận nhỏ nằm dưới bàng quang như hình hạt óc chó có trọng lượng khoảng 20 – 25gr.

Bệnh xảy ra khi những tế bào của tuyến tiền liệt không chết đi theo chu kỳ mà phát triển một cách bất thường và tiếp tục phân chia tự do dẫn đến ung thư.

Ung thư tiền liệt tuyến có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tuy nhiên khi bệnh chuyển biến nặng có thể khiến cho các tế bào ung thư trong tuyền tiền liệt di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể đặc biệt là các hạch bạch huyết và xương. Bệnh nhân mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến khi đã di căn có khả năng tử vong cao cần có hướng chăm sóc và điều trị hợp lý.

Nguyên nhân chính gây ra ung thư tuyến tiền liệt

Đến nay các chuyên gia y tế vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bênh ung thư tiền liệt tuyến. Về mặt giải phẫu học các bác sĩ cho rằng nguyên nhân bắt đầu của bệnh là do các đột biến trong DNA tế bào.

Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa cũng chỉ ra những yếu tố nguy cơ tác động lên tuyến tiền liệt làm tăng khả năng ung thư tiền liệt tuyến có thể kể đến như: tuổi tác; tiền sử gia đình  (di truyền); chủng tộc; lối sống và chế độ dinh dưỡng.

·        Tuổi tác: Theo thống kê của WHO bệnh ung thư tiền liệt tuyến xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi từ 50 trở đi. Bệnh có dấu hiệu gia tăng theo tuổi tác (càng lớn tuổi càng có nguy cơ mắc bệnh). Ở Mỹ, độ tuổi xuất hiện bệnh là khoảng trên 54 tuổi và 70 tuổi là tuổi trung bình khi bệnh nhân được chẩn đoán bệnh.

·        Di truyền: Nhiều nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng sự thay đổi về gen truyền từ cha mẹ sang con cái làm gia tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn có người từng mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn những người khác.

·        Chủng tộc: Theo các chuyên gia về ung thư thì khả năng nam giới là người Mỹ gốc Phi và người da trắng mắc bệnh cao hơn so với nam giới là người châu Á hoặc người da đỏ.

·        Lối sống: Nhiều bằng chứng y khoa cho thấy sự thay đổi môi trường sống và lối sống của con người làm gia tăng hay giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Một người đàn ông châu Âu sinh sống và làm việc ở châu Á trong nhiều năm thì khả năng mắc bệnh của anh ta có phần giảm đi và ngược lại.

·        Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng đối với chăm sóc sức khỏe toàn diện cho con người. Thức ăn chứa nhiều đạm, protein, chất béo sẽ là kẻ thù chung của cơ thể đặc biệt là đối với bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Các triệu chứng và giai đoạn phát triển của ung thư tiền liệt tuyến

Dấu hiệu phổ biến của ung thư tiền liệt tuyến

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh có dấu hiệu nặng thì đi kèm với các biểu hiện cụ thể sau:

·        Tiểu tiện khó khăn: đây là biểu hiện phổ biến nhất liên quan đến bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Bệnh nhân có thể đi tiểu nhiều lần hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Nhiều trường hợp bệnh nhân có biểu hiện tiểu ra máu hay xuất hiện máu trong tinh dịch…

·        Đau và khó chịu: biểu hiện đau ở bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến thường xuất hiện ở các vị trí như đau ngang hai bên hông, đau và sưng bắp chân hay khó chịu vùng xương chậu và các cơn đau trong tủy xương…

·        Ngoài ra, việc rối loạn chức năng và hoạt động tình dục như đau khi xuất tinh hay dương vật khó cương cứng cũng là biểu hiện của bệnh ung thư tiền liệt tuyến

Các giai đoạn phát triển của ung thư tiền liệt tuyến

Hiện nay các chuyên gia sử dụng  hai hệ thống để phân chia các giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, nhìn chung cả hai hệ thống này chia bệnh thành 4 giai đoạn chính như sau:

Ø Giai đoạn I: Khi khối u còn rất nhỏ và chưa có các biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Bệnh chỉ được phát hiện khi quan sát dưới kính hiển vi khi các bác sĩ thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.

Ø Giai đoạn II: Ung thư tiền liệt tuyến liệt ở giai đoạn 2 có biểu hiện nặng hơn. Bệnh nhân đã bắt đầu có các biểu hiện ban đầu về bệnh như tiểu tiện khó khăn hay rối loạn hoạt động tình dục..

Ø Giai đoạn III: Ở giai đoạn này, khối u có dấu hiệu lan ra các mô xung quanh tuyến tiền liệt nhưng ở dạng nhẹ. Giai đoạn này sẽ xuất hiện các biểu hiện như ra máu trong tinh dịch, đau khi xuất tinh và bắt đầu biểu hiện tiểu không kiểm soát.

Ø Giai đoạn IV: Đây được cho là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này bệnh nhân không kiểm soát được việc tiểu tiện của mình đồng thời các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể như xương, gan, phổi, hạch chậu… Trong giai đoạn này tình hình bệnh nhân đã suy yếu đi rất nhiều. Nếu không có các biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời dễ dẫn tới nguy cơ tử vong cao.

Chẩn đoán và các xét nghiệm kiểm tra

Vì là bệnh lý khó phát hiện nên các chuyên gia y tế phải tiến hành phương pháp PSA hoặc khám trực tràng để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

·        Xét nghiệm PSA: các bác sĩ sẽ thực hiên xét nghiệm máu ở tuyến tiền liệt. Trường hợp chất PSA có trong tuyến tiền liệt có sự gia tăng về chất đạm hay đặc hiệu là nguyên nhân gây ra bệnh về tuyến tiền liệt và ung thư tiền liệt tuyến.

·        Khám trực tràng : đây là phương pháp phát hiện ung thư tiền liệt tuyến đơn giản nhưng mang giá trị chẩn đoán cao. Bác sĩ sẽ thực hiện khám trực tràng bằng ngón tay để kiểm tra kích thước của tuyến tiền liệt cũng như phát hiện sớm các bất thường trong tuyến tiền liệt để đưa ra chẩn đoán thích hợp.

Trong trường hợp 2 phương pháp xét nghiệm trên chưa đủ cơ sở để bác sĩ đưa ra chẩn đoán thì họ còn có thể sử dụng thêm một số phương pháp khác để kiểm tra và củng cố cho chẩn đoán như siêu âm, sinh thiết.

Để đưa ra kết luận, các bác sĩ dựa vào các kết quả xét nghiệm và chấm điểm Gleason trường hợp điểm Gleason từ 7 – 10 thì bệnh nhân chắc chắn mắc ung thư tiền liệt tuyến; điểm Gleason từ 4 -7 cần theo dõi thêm; điểm Gleason dưới 3 thì không có bệnh.

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân

Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư và sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ có thể đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản có 5 phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến sau:

Phẫu thuật

Phẫu thuật tiền liệt tuyến là phương pháp cắt bỏ tuyến tiền liệt, một số mô xung quanh và các hạch bạch huyết. Phương pháp này được thực hiện ở giai đoạn III, IV khi các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn sang các mô và các bộ phạn khác trên cơ thể.

Tùy vào thể trạng và tình hình bệnh mà các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật trực tiếp hoặc nội soi.

Xạ trị

Xạ trị là hình thức điều trị đối với ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn II hoặc III. Theo đó, các bác sĩ sử dụng nguồn năng lượng bức xạ lớn để tiêu diệt các tế bào ung thư.

 Xạ trị có thể loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư tiền liệt tuyến nhưng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đặc biệt là sức đề kháng của con người. Ngoài ra, tác dụng phụ của xạ trị đối với bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến bao gồm rối loạn cương dương và rối loạn chức năng tiểu tiện, đại tiện.

Hóa trị

Đây là phương pháp mà các bác sĩ sử dụng hóa chất để tiêu diệt và ngăn chăn những tế bào ung thư phát triển. Phương pháp này thường áp dụng cho các bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn III,IV và hữu ích khi kết hợp với xạ trị hay phẫu thuật..

Liệu pháp Hormone

Đây là liệu pháp mới trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Biện pháp này được sử dụng ở những giai đoạn đầu của bệnh. Cụ thể liệu pháp Hormone ngăn chặn cơ thể sản xuất nội tiết tố nam (là nguồn gốc giúp các tế bào ung thư phát triển). Việc ngăn chặn nội tiết tố giúp cho các tế bào ung thư chết đi hoặc phát triển chậm lại góp phần hỗ trợ điều trị ung thư tiền liệt tuyến.

Làm lạnh mô tuyến tiền liệt

Phương pháp làm lạnh mô để điều trị ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối cũng là một phương pháp mới. Các bác sĩ sẽ dụng biện pháp cắt lạnh hoặc đông lạnh mô trong tuyến tiền liệt để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều điểm hạn chế và các tác dụng ngược không thể chấp nhận ở nhiều bệnh nhân.

Cách phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến

Để phòng ngừa bệnh ung thư tiền liệt tuyến, phái mạnh cần thường xuyên khám sức khỏe tổng hợp định kỳ (tối thiểu 6 tháng/lần) để đảm bảo sức khỏe cũng như phát hiện sớm bệnh.

Chọn chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học cũng giúp các đấng mày râu cải thiện sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Nhiều nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra tác dụng tuyệt vời của việc tập thể dục đối với việc duy trì trạng thái sức khỏe tốt nhất và ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả.

 

Tóm lại, ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh lý ngày càng phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên, bệnh không gây nguy hiểm nhiều đến tính mạng nếu chúng ta trang bị cho mình những hiểu biết về bệnh. Với một vài thông tin về ung thư tiền liệt tuyến mà chúng tôi vừa cung cấp tin rằng phái mạnh sẽ biết cách nhận biết sớm cũng như cách chăm sóc và điều trị bệnh hiệu quả.