Điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân Viêm Tụy Cấp

Viêm tụy cấp là gì? Nguyên nhân gây viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là hiện tượng sưng, viêm xảy ra đột ngột tại tụy. Khi tuyến tụy bị viêm gây ra sưng ở các ống tuyến và những mạch máu xung quanh dẫn tới chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương tụy. Viêm tụy cấp biểu hiện ra bên ngoài thành những cơn đau bụng cấp. Tụy là bộ phận quan trọng của cơ thể, sản sinh ra enzyme tiêu hóa và hormone isuline. Sự tổn thương kéo dài ở tụy có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao trên thế giới.

Vị trí của tụy

Viêm tụy cấp thường xảy ra sớm, ngay sau khi có một tổn thương tụy diễn ra. Ban đầu, những cơn đau viêm tụy xảy ra ở dạng nhẹ nhưng cũng có trường hợp biểu hiện nặng, chiếm khoảng 20%. Bệnh phát sinh trong thời gian ngắn, có thể phục hồi hoàn toàn và tụy sẽ trở về bình thường.

Nguyên nhân gây viêm tụy cấp:

-                     Rượu là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy cấp. Những người nghiện rượu nặng trong thời gian dài có nguy cơ cao bị viêm tụy cấp. Rượu làm tăng sự lắng đọng protein trong dịch tụy dẫn đến vôi hóa, viêm tụy cấp.

Uống nhiều rượu bia có nguy cơ cao bị viêm tụy cấp

-                     Sỏi mật: Những người bị sỏi mật dễ bị viêm tụy cấp do ống tụy và ống mật có chỗ đổ chung nhau. Do đó khi người bệnh bị sỏi mật sẽ làm tắc ống tụy gây nên viêm tụy cấp. Hoặc trường hợp bị giun trong ống mật, chui xuống làm tắc ống đổ chung cũng có thể gây ra viêm tụy cấp.

-                     Phẫu thuật ổ bụng ở đường mật và dạ dày cũng có thể gây viêm tụy cấp.

-                     Các nguyên nhân khác ít gặp hơn: bệnh cường giáp, dị ứng, lắng đọng canxi làm tổn thương tụy gây viêm tụy cấp.

Dấu hiệu của viêm tụy cấp

-                     Đau là dấu hiệu thường gặp nhất của viêm tụy cấp. Những cơn đau xuất hiện đột ngột và tăng lên từ từ.

-                     Những cơn đau thường xuất hiện ở vùng nửa bụng trên hoặc vùng bụng dưới bên trái rồi lan ra sau lưng. Cơn đau thường kéo dài vài ngày, biểu hiện đau hơn khi ăn hoặc nằm ngửa.

-                     Cảm thấy mệt mỏi.

-                     Buồn nôn và nôn, người bệnh có thể nôn ra bên ngoài nhưng cơn buồn nôn lại xuất hiện ngay sau đó.

-                     Sốt, ớn lạnh toàn thân.

-                     Chướng bụng và cảm thấy đau khi chạm tay vào.

-                     Tim đập nhanh, hồi hộp, bồn chồn và khó tập trung.

-                     Hoa mắt, chóng mặt, thậm chí hôn mê.

-                     Đau đầu dai dẳng do thiếu máu và huyết áp thấp.

Những phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tụy cấp

-                     Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán:

+  Khám bệnh và khai thác tiền sử bệnh: khi nghi ngờ mắc viêm tụy cấp, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về biểu hiệu của bệnh, lối sống và tiền sử các phẫu thuật đã thực hiện. Dựa trên những câu trả lời và kết quả xét nghiệm lâm sàng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh thông qua phương pháp loại trừ những bệnh lí khác.

+ Xét nghiệm máu và nước tiểu xác định nồng độ amylase, nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ amylase cao có nghĩa là bạn đã bị viêm tụy cấp.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán viêm tụy cấp

+ Các biện pháp chuẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp x-quang, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh chi tiết của tuyến tụy, xác định mức độ viêm để điều trị kịp thời.

-                     Điều trị viêm tụy cấp:

+ Những bệnh nhân bị đau tụy cấp cần phải được nhập viện để điều trị. Nếu trường hợp khó thở sẽ được hỗ trở bằng bình oxy.

+ Truyền dịch để làm tăng lượng máu và bù các chất điện giải cho cơ thể.

+ Nếu bệnh nhân vẫn còn những triệu chứng nôn mửa, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống thông từ mũi đến dạ dày để hút dịch.

+ Nếu bệnh nhân không ăn được thì sẽ được truyền dịch và điều trị bằng thuốc giảm đau.

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị hiệu quả

+ Trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, u nang hoặc xuất huyết cần chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

+ Những người bị viêm tụy cấp do sỏi mật cần đươc điều trị bằng phương pháp cắt bỏ túi mật hoặc phẫu thuật ống mật.

+ Điều trị bằng thuốc để làm giảm các cơn đau và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Sử dụng thuốc kháng sinh nếu xuất hiện nhiễm trùng.

+ Không nên ăn uống qua đường miệng trong vài ngày để ruột có thời gian nghỉ ngơi và tụy được phục hồi sau khi điều trị.

+ Không sử dụng rượu bia và các độ uống có cồn.

Phòng ngừa viêm tụy cấp

-                     Không uống rượu bia là cách phòng ngừa viêm tụy cấp hiệu quả nhất.

Bỏ rượu bia là cách phòng ngừa viêm tụy cấp hiệu quả

-                     Bỏ thuốc lá.

-                     Duy trì chế độ ăn ít chất béo, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt, protein.

-                     Đi khám bác sĩ khi có những dấu hiệu đau bụng, nôn ra máu, vàng da, sốt, sụt cân.

-                     Đối với người bị sỏi mật, cần tiết hành cắt túi mật sau khi viêm tụy cấp đã được điều trị ổn định.

-                     Theo dõi và tẩy giun định kì 4 – 6 tháng/lần để ngăn ngừa nguy cơ bị viêm tụy.

-                     Giảm mỡ máu do mỡ máu tăng cao làm tăng triglyceride sẽ gây viêm tụy cấp. Không ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật.

-                     Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì.