Kiểm tra mang thai là gì và khi nào bạn nên thực hiện nó?

Xét nghiệm có thai là gì và nó hoạt động như thế nào?

Xét nghiệm có thai là biện pháp tiến hành xét nghiệm trên cơ thể người mẹ để chuẩn đoán, nhận biết mang thai và độ tuổi của thai nhi. Ngày nay xét nghiệm beta hCG được sử dụng để chuẩn đoán mang thai sớm. hCG là loại hormone chỉ được sinh ra bởi nhau thai ở những phụ nữ mang thai. Do vậy hCG sẽ được phát hiện trong nước tiểu hoặc huyết tương sẽ giúp nhận biết có mang thai hay không?

Ngoài ra, xét nghiệm beta hCG cũng có thể được chỉ định để giúp chẩn đoán thai bất thường như thai ngoài tử cung, sẩy thai…

xet-nghiem-gi-de-biet-co-thai-som-1

Xét nghiệm lượng beta hCG cho biết tình trạng mang thai

Xét nghiệm beta hCG được thực hiện sớm nhất sau khi quan hệ 7 – 10 ngày để xác định có thai hay không nhưng tốt nhất nên thực hiện sau chậm kinh 3 – 5 ngày để có kết quả chính xác.

Có những loại xét nghiệm nhận biết mang thai nào?

Que thử thai (Quick Stick)

Sau khi giao hợp 3 tuần, que thử thai mới cho kết quả nếu có thai. Thời điểm thử tốt nhất là vào buổi sáng. Thời gian trứng rụng càng lâu sẽ cho ra kết quả càng chính xác. Que thử thai (Quick Stick) có thế cho kết quả khá chính xác nhưng không phải là không có sai số. Không nên nôn nóng, bạn cần dùng que thử thai sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần để kết quả được chính xác.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm beta-hCG trong máu sẽ cho kết quả mang thai chính xác hơn que thử thai. Trước khi làm xét nghiệm máu bạn nên nhịn ăn từ 6h-8h, tốt nhất nên xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn gì.

Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến giúp chuẩn đoán mang thai sớm

Siêu âm

Siêu âm có thể chẩn đoán được có mang thai hay không vào tuần lễ thứ 5 kể từ ngày kinh chót. Siêu âm cho thấy hình ảnh túi phôi nằm trong lòng tử cung.

Các phương pháp thử thai chính xác ra sao?

- Que thử thai (Quick Stick): có thế cho kết quả khá chính xác tình trạng có thai của bạn nhưng không phải là không có sai số. Những trường hợp que thử thai cho kết quả sai là vì bạn xét nghiệm thử que quá sớm, trứng chưa đi vào dạ con. Vậy nên, hãy làm lại test này sau khoảng 1 tuần.

- Xét nghiệm máu: Cho kết quả sớm và chính xác hơn que thử thai. Trong 14 ngày sau khi trứng được thụ tinh, xét nghiệm beta-hCG trong máu sẽ cho kết quả chính xác cao.

- Siêu âm: Siêu âm có thể chẩn đoán được thai vào tuần lễ thứ 5 kể từ ngày kinh chót thông qua hình ảnh siêu âm cổ tử cung. Siêu âm chỉ cho kết quả chính xác khi phôi đã về cổ tử cung.

Có đắt hay khó làm bài kiểm tra mang thai ở nhà (HPT)?

Trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ thử thai tại nhà được dùng để xác định hàm lượng hCG trong nước tiểu. Chúng được bày bán đa dạng tại các hiệu thuốc mà bạn có thể dễ dàng mua được. Nhìn chung chúng có thể cho kết quả chính xác đến 97%. Tuy nhiên, những dụng cụ xét nghiệm thai với độ chính xác cao và cho kết quả sớm hơn những loại thông thường thì sẽ có giá bán mắc tiền hơn.

Xét nghiệm beta hCG được sử dụng phổ biến để biết có mang thai hay không

Quy tắc chung về thử thai là: một vạch có nghĩa là “không”, bạn không mang thai; hai vạch có nghĩa là “có”, bạn có thai. Tuy nhiên, đôi khi kết quả thử thai xuất hiện một vệch mờ có thể gây nhầm lẫn.

Cần lưu ý gì khi nhận được kết quả đã mang thai

-                     Những thay đổi cơ thể trong giai đoạn mang thai: những cơn buồn nôn của các mẹ bắt đầu xuất hiện, choáng váng khi đứng dậy đột ngột và dịch âm đạo cũng nhiều hơn. Hiện tượng táo bón cũng bắt đầu xuất hiện, thậm chí có thể đi kèm với bệnh trĩ. Các mẹ bắt đầu thấy đau lưng do nghiêng ra phía sau để nâng thai nhi về đằng trước. Ngoài ra, các mẹ có thể còn gặp phải tình trạng chuột rút ở chân và ngón chân, đặc biệt là vào buổi tối. Những cơn đau dạng như này có thể được giảm bớt bằng việc bổ sung canxi, tập thể dục thường xuyên và liệu pháp mát-xa. Bụng dần to ra, khó khăn trong di chuyển và vân động.

-                     Thăm khám sức khỏe định kì: Việc khám thai phải được tiến hành định kì để bác sĩ theo dõi sức khỏe thai nhi và người mẹ.

Phụ nữ mang thai cần thăm khám bác sĩ định kị để theo dõi sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi

-                     Những xét nghiệm sàng lọc: Những xét nghiệm sàng lọc đo độ mờ sau gáy, xét nghiệm xác định dị tật và chuẩn đoán trước sinh cần được các bà mẹ lưu tâm thực hiện để quá trình vượt cạn được suôn sẻ, em bé sinh ra được khỏe mạnh.

-                     Dinh dưỡng cơ bản ở giai đoạn mang thai:  Các mẹ nên tập trung duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo đủ chất cho cả mẹ và con. Tránh ăn những loại thức ăn có mức dinh dưỡng thấp, chứa quá nhiều đường, mỡ, muối có hại cho cơ thể và tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau và protein. Bổ sung vitamin và khoáng chất thường xuyên.