Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ, đâu là nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì? Ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ

Nhiễm trùng đường tiết niệu (hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu) là loại bệnh nhiễm trùng sinh ra bởi các vi khuẩn tấn công vào lỗ tiểu lâu ngày phát triển thành bệnh. Nguyên nhân khác phát bệnh là do vi khuẩn theo đường máu đến lỗ tiểu định cư và sinh sôi, nảy nở.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến hiện nay

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ gây ra hiện tượng tiểu rắt, tiểu đau, tiểu nhiều lần, thậm chí tiểu ra máu và có nhiều dịch mủ chảy ra kèm mùi hôi khó chịu cho thấy tình trạng sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người phụ nữ. Không chỉ dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng bệnh lý nguy hiểm bên trong các bộ phận.

Trường hợp bệnh tiến triển nặng, chị em cần làm xét nghiệm loại bỏ các bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng bàng quang, suy giảm chức năng của thận, một vài trường hợp có thể thể dẫn đến trùng vi khuẩn di chuyển vào máu và lan tới nội tạng cơ thể người. Đặc biệt biến chứng viêm đường tiết niệu có gây vô sinh ở nữ giới nếu không được chữa trị kịp thời. Lúc này bệnh phát triển làm tắc vòi dẫn trứng, gây viêm nhiễm buồng trứng, cản trở quá trình thụ thai dẫn đến vô sinh nữ giới.

Nguyên nhân? Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm trùng đường tiết niệu

v Nguyên nhân:

-                     Hầu hết bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra, trong đó vi khuẩn Escherichia coli là chủ yếu, chiếm tới 80% các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn. Cơ chế hoạt động của chúng là xâm nhập vào đại tràng rồi đi vào lỗ niệu đạo.

-                     Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể do các vi khuẩn khác gây ra như Staphylococcus saprophyticus, Chlamydia trachomatis, Proteus và Mycoplasma hominis.

-                     Giao hợp cũng có thể nguyên nhân gây bệnh ở một số nữ giới. Phụ nữ sử dụng màng ngăn âm đạo thường dễ nhiễm trùng hơn và bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng cũng có thể làm tăng phát triển E. coli trong âm đạo.

-                     Nguyên nhân khác: thủ thuật thông tiểu, nếu ống thông lưu càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

-                     Ở trẻ nhũ nhi, nguyên nhân gây bệnh từ vi khuẩn có trong tã lót dính phân rồi đi vào đường tiểu.

v Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm trùng đường tiết niệu

- Đau khi đi tiểu:  Đây là dấu hiệu phổ biến, người bệnh cảm thấy cực kỳ đau đớn hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

- Đi tiểu liên tục: người bệnh lúc nào cũng có cảm giác muốn đi tiểu.  

Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu đi tiểu thường xuyên

- Nước tiểu ít: Lượng nước tiểu thải ra ít sau mỗi lần vệ sinh, gây cảm giác khó chịu. Người bệnh muốn thải hết lượng nước tiểu ra ngoài mà không làm được.

- Bí tiểu: Người bệnh cảm thấy bí tiểu, có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể tiểu ra được.

- Nước tiểu đục, có máu hoặc có mùi: nước tiểu bị đục, kèm theo máu và có thể có mùi khủng khiếp.

- Đau bụng và sốt. Triệu chứng này có thể ít gặp hơn, nhưng cũng không nên xem thường. Khi có dấu hiệu đau bụng, đặc biệt là sốt cần đi khám bệnh để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

v Phương pháp chuẩn đoán và cách chữa trị ra sao?

Chuẩn đoán

-         Dùng que thử nước tiểu để kiểm tra trong nước tiểu có xuất hiện protein, nitrat và bạch cầu gây bệnh. Nếu kết quả cho thấy không có protein, nitrat và bạch cầu, có khả năng các triệu chứng bệnh có từ nguyên nhân khác chứ không phải là nhiễm trùng đường tiết niệu.

-         Xét nghiệm mẫu nước tiểu qua soi kính hiển vi, nuôi cấy vi khuẩn. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng vi khuẩn phát triển hơn mức bình thường thì chắc chắn người đó đã mắc bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu xác định nhiễm trùng đường tiết niệu

Điều trị

- Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khỏi trong vài ngày nhưng điều trị cần từ 10 – 15 ngày đề phòng viêm thận bể thận và chữa dứt điểm bệnh.

- Nhiễm trùng đường tiểu đã từng giải phẫu hoặc có biến chứng tạo ổ mủ sâu thì cần phải phẫu thuật.

- Nhiễm trùng đường tiểu tái phát nhiều lần cần điều trị kéo dài đến 6 tháng đôi khi đến cả 2 năm.

Phòng bệnh như thế nào?

-                     Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ

-                     Tránh các chất có thể gây kích thích niệu đạo, chẳng hạn như nằm trong bồn tắm xà phòng, sử dụng chất khử mùi tại chỗ.

-                     Vệ sinh sạch vùng sinh dục trước khi giao hợp

-                     Thay tã lập tức cho trẻ khi dính phân

-                     Không nên nhịn tiểu

-                     Tắm vòi hoa sen chứ không nên tắm bồn tắm

-                     Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.

-                     Tập cho các bé thói quen lau hậu môn từ trước ra sau khi đi vệ sinh

-                     Uống nhiều nước, uống 6 - 8 cốc nước mỗi ngày. Nước lọc và nước ép giúp lọc đường tiết niệu.

-                     Phụ nữ tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào âm đạo. Mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần chật.

-                     Nên tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn.

-                     Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang uống thuốc tránh thai. Một số loại kháng sinh có thể tương tác với thuốc tránh thai.