Những lưu ý khi bị Suy Gan và quá trình điều trị phục hồi

Suy gan là gì? Nguyên nhân gây suy gan?

Suy gan là hiện tượng chức năng gan suy giảm, gan bị hủy hoại, biến dạng và khó phục hồi. Suy gan dẫn đến gan không thể thực hiện các chức năng quan trọng đối với cơ thể. Suy gan diễn ra sau nhiều năm có thể đe dọa tính mạng người bệnh nên cần được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây suy gan:

+ Viêm gan vi rút, người bị viêm gan A, B, C, D… có nguy cơ cao bị suy gan.

+ Do thời gian dài thường xuyên sử dụng các loại thuốc paracetamol, halothane, thuốc kháng viêm không steroid.

+ Bị ngộ độc do nấm.

+ Uống nhiều rượu bia, thói quen “đọ tuổi” trong dịp lễ tết làm tổn thương gan nghiêm trọng gây nên suy gan.

+ Hút thuốc lá.

+ Chế độ ăn uống chứa nhiều chất độc hại khiến gan phải làm việc quá sức trong thời gian dài dẫn đến chức năng gan suy giảm.

Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể

Triệu chứng của suy gan

Suy gan giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, do đó khi xuất hiện những triệu chứng sau bạn cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm bệnh:

-                     Da chuyển sang màu vàng, đặc biệt ở vùng mắt và móng tay. Mức độ tổn thương của gan thường biểu hiện ra bên ngoài màu da. Khi gan bị suy giảm, hoạt động kém, da chuyển sang màu vàng nám kèm theo xuất hiện các đốm trắng. Mắt và móng tay cũng chuyển sang màu vàng.

Vàng da là dấu hiện của suy gan

-                     Hơi thở có mùi: Chức năng gan suy giảm, gan không thực hiện tốt vai trò giải độc cho cơ thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa làm hơi thở có mùi.

-                     Quầng thâm vùng mắt: Nếu mắt có biểu hiện thâm và mỏi liên tục kể cả khi bạn không thức khuya hoặc làm việc máy tính thì chắc chắn lá gan của bạn đang không được khỏe mạnh. Đó có thể là dấu hiệu của suy gan.

-                     Trướng bụng: Chức năng gan suy giảm, gan không thể lọc thải chất độc khiến chất độc tích tụ lâu ngày dẫn đến gan bị tổn thương và nhiễm độc. Gan sẽ to dần lên, dạ dày trương phình nếu không được hỗ trợ hoạt động.

-                     Buồn nôn, mệt mỏi: người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi kèm theo triệu chứng buồn nôn.

Các phương pháp chẩn đoán suy gan và cách điều trị

-                     Các phương pháp chẩn đoán suy gan:

Để kiểm tra tình trạng sức khỏe của lá gan, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán để có kết quả chính xác và phương hướng điều trị kịp thời khi người bệnh bị suy gan.

+ Xét nghiệm máu: thông qua xét nghiệm máu, đánh giá chức năng hoạt động của gan. Qua thử nghiệm prothrombin và thời gian hình thành cục máu đông, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá chức năng gan. Nếu thời gian máu đông kéo dài có nghĩa là chức năng gan đang bị suy yếu.

Xét nghiệm máu là phương pháp giúp chẩn đoán suy gan sớm

+ Kểm tra hình ảnh: bao gồm các bước siêu âm gan, chụp CT để biết hình ảnh, kích thước của lá gan và nhìn thấy tổn thương ở gan. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây thương tổn để có liệu pháp điều trị kịp thời, cải thiện chức năng gan.

+ Sinh thiết gan: Các bác sĩ dùng một chiếc kim chích vào gan để lấy mẫu tế bào đem xét nghiệm dưới kính hiển vi để xác định sự thay đổi ở tế bào gan và xác định nguyên nhân gây ra sự thay đổi đó. Ưu điểm của phương pháp này là cho biết chính xác mức độ tổn thương của gan, suy gan đang ở giai đoạn nào và gan có nguy cơ bị xơ vữa hay không. Xét nghiệm này còn được dùng để xét nghiệm khối u ở gan.

-                     Phương pháp điều trị:

+ Điều trị bằng thuốc nhằm ngăn ngừa dịch dư thừa trong nào. Suy gan gây phù nề làm gia tăng áp lực lên não.

Sử dụng thuốc trong điều trị để ngăn ngừa biến chứng suy gan

+ Theo dõi, điều trị nhiễm trùng. Các bác sĩ và y tá sẽ tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu định kì để kiểm tra sớm các bệnh nhiễm trùng. Nếu kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhiễm trùng, bác sĩ cần kê đơn thuốc để điều trị kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển suy gan nặng.

+ Ngăn ngừa chảy máu, những trường hợp suy gan gây chảy máu dạ dày cần được chỉ định thuốc để cầm máu. Nếu bị mất nhiều máu, cần truyền máu cho người bệnh.

+ Nếu bệnh nhân suy gan bị thương tổn nặng nề, điều trị không đáp ứng với thuốc thì cần chỉ định ghép gan để cứu vãn tình thế và kéo dài sự sống cho người bệnh. Trong khi phẫu thuật ghép gan, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ gan bị tổn thương và thay thế bằng gan khỏe mạnh.

Phòng ngừa suy gan

-                     Tiêm vắc xin phòng viêm gan đều đặn hoặc tiêm liều miễn dịch để phòng viêm gan A, B.

-                     Duy trì chế độ ăn hợp lí, đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi và các chất xơ.

-                     Hạn chế uống rượu bia.

-                     Cần tránh chất cồn khi đang dùng acetaminophen.

Nên hạn chế những tác nhân gây suy gan

-                     Tuyệt đối không nên chạm vào máu hay vật dụng có dính máu của người bệnh.

-                     Vệ sinh thân thể sạch sẽ do vi khuẩn thường dễ lây truyền.

-                     Không nên dùng chung những đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu.

-                     Không dùng chung kim tiêm đi tiêm.