PAP smear là gì?

PAP Smear là gì

Pap smear là xét nghiệm nhanh và đơn giản để sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Phương pháp này có hiệu quả cao trong phát hiện sớm những thay đổi bất thường trong tế bào trước khi trở thành ung thư. Nhờ có xét nghiệm Pap, 80% tỷ lệ ung thư có thể phát hiện sớm và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trên thế giới.
Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?

-                     Để thực hiện Pap smear, bác sĩ sử dụng một dụng cụ mỏ vịt đưa vào âm đạo, sau đó dùng một dung dịch acid acetic loãng làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Bác sỹ sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào để nghiên cứu dưới kính hiển vi. 

Xét nghiệm PAP Smear

-                     Tế bào được lấy từ bề mặt cổ tử cung được cho vào ống nghiệm hoặc bôi lên một tấm kính và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích, đánh giá và kết quả sẽ có trong vòng một tuần lễ.

Kết quả có ý nghĩa là gì?

-                     Xét nghiệm Pap smear cho thấy có thay đổi ở tế bào cổ tử cung. Những kết quả thường thấy khi làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung:

+ Bình thường: có nghĩa là cổ tử cung của bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng không vì thế mà chủ quan, bạn nên cần xét nghiệm lại theo định kì của bác sĩ để phát hiện và ngăn ngừa sớm ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm Pap smear có ý nghĩa lớn trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung

+ Không đạt yêu cầu: mẫu tế bào lấy từ cổ tử cung không phải là mẫu tế bào tốt, không đạt yêu cầu nên các bác sĩ không thể đọc được kết quả và bạn cần phải làm lại xét nghiệm một lần nữa mới có thể có được kết quả chính xác.

+ Thay đổi lành tính: về cơ bản, kết quả xét nghiệm của bạn là bình thường. Tuy nhiên, có thể bạn bị nhiễm trùng nhẹ gây viêm các tế bào cổ tử cung nên bạn sẽ phải khám vùng chậu để tìm nguyên nhân và tiến hành điều trị để ngăn ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung.

+ ASCUS – (Atypical Squamous Cells of Undetermined Significance – không xác định được các tế bào vảy không điển hình): Điều này có nghĩa là trong cổ tử cung xuất hiện một vài tế bào lạ và cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để xem virus HPV- Human Papiloma Virus có phải là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi của những tế bào này hay không. Nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh mà kết quả xét nghiệm tế bào của bạn là ASCUS, khi đó bạn phải làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung sau một năm để theo dõi xem bệnh có phát triển hay không.

Những kiến thức cần thiết cho bạn gái tuổi vị thành niên và bạn gái dưới 24 tuổi:

·                     ASC-H: là các tế bào cổ tử cung nhưng không phải là tế bào điển hình và là những tế bào liên quan đến HPV.

·                     LSIL là chỉ số xác định mức độ tổn thương biểu mô cấp thấp, khi kết quả cho thấy có LSIL tức là bạn đã bị nhiễm HPV. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị và chỉ định bạn xét nghiệm tế bào cổ tử cung trong 12 tháng sau. Nếu kết quả lần 2 vẫn là bất thường, bạn sẽ được theo dõi trong 12 tháng nữa để làm lại xét nghiệm lần thứ 3. Phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm lần thứ 3, bạn có thể sẽ phải soi cổ tử cung hoặc sẽ trở về trạng thái bình thường, và chỉ cần làm xét nghiệm 3 năm một lần.

Xét nghiệm Pap smear được tiến hành trên tế bào cổ tử cung

·                     HSIL (High Grade Intraepithelial Lesion – thương tổn lớp biểu mô mức độ cao): Nếu kết quả xét nghiệm có HSIL thì các tế bào ở cổ tử cung đã có vấn đề. Ở thời điểm hiện tại có thể bạn chưa bị ung thư, nhưng nếu không được điều trị, bạn sẽ có nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung. Bạn cần đi soi cổ tử cung và đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm để ngăn chặn sớm bệnh.

·                     AGC là tế bào không điển hình cho những thay đổi ở các tế bào tuyến tại cổ tử cung. Khi xét nghiệm có xuất hiện tế bào AGC, bác sĩ nghi ngờ khả năng bạn đã mắc bệnh do đó sẽ yêu cầu bạn soi cổ tử cung để chẩn đoán chính xác bệnh.

·                     Ung thư: Mặc dù rất hiếm gặp ở các bạn gái trẻ, nhưng nếu kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bị ung thư, bạn sẽ cần phải được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Điều trị càng sớm, khả năng hồi phục sức khỏe của bạn càng cao.

Bao lâu nên làm Pap Smear một lần?

Ở mỗi độ tuổi, số lần nên xét nghiệm Pap khác nhau

-         Tất cả phụ nữ nên khám sức khỏe hàng năm và thực hiện xét nghiệm Pap tùy theo độ tuổi:

+ Lứa tuổi 21 - 29: 3 năm 1 lần

+ Lứa tuổi 30 - 65: 5 năm 1 lần, cùng với xét nghiệm HPV

+ Sau 65 tuổi: không cần thực hiện nếu các xét nghiệm Pap trước đây đều cho kết quả bình thường.

Nếu bạn từng cắt bỏ tử cung hoặc có tiền sử bị HIV, từng hóa trị, ung thư hoặc làm phiến đồ Pap bất thường, hoặc cấy ghép nội tạng sẽ được bác sĩ tư vấn về nhu cầu và thời gian cần thực hiện xét nghiệm Pap để tầm soát bệnh.