Phòng chống Nhồi Máu Cơ Tim và cách chăm sóc phục hồi sau bệnh

Hơn một triệu người Mỹ bị đau tim mỗi năm. Đau tim, hoặc nhồi máu cơ tim (MI) là tổn thương vĩnh viễn của cơ tim. "Myo" có nghĩa là cơ, "cardial" dùng để chỉ tim và "infarction" có nghĩa là mô chết do thiếu máu.

Điều gì sẽ xảy ra khi bị đau tim?

Cơ tim cần được cung cấp máu giàu oxy liên tục. Các động mạch vành chịu trách nhiệm cung cấp lượng máu cần thiết này. Nếu bạn mắc bệnh động mạch vành thì các động mạch này sẽ hẹp lại và máu không thể lưu thông bình thường được. Chất béo, canxi, protein, và các tế bào bị viêm hình thành trong các động mạch tạo nên các mảng có kích thước khác nhau. Các mảng bám này cứng bên ngoài và mềm bên trong.

Khi mảng xơ vữa trở nên cứng hơn, lớp vở bên ngoài sẽ vỡ (vỡ mảng xơ vữa), tiểu cầu (các hạt hình đĩa trong máu giúp đông máu) sẽ di chuyển đến chỗ bị vỡ, và hình thành khối máu đông xung quanh mảng bám. Nếu khối máu đông hoàn toàn làm tắc động mạch, cơ tim sẽ bị "đói" oxy. Trong một thời gian ngắn, tế bào cơ tim sẽ chết, dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Đây chính là đau tim

Mặc dù có vẻ bất thường nhưng đau tim cũng có thể xảy ra do co thắt mạch vành. Trong cơn co thắt, động mạch vành sẽ thu nhỏ lại hoặc co bóp, làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ tim (thiếu máu cục bộ). Nó có thể xảy ra khi nghỉ ngơi, và thậm chí có thể xảy ra ở những người không có bệnh mạch vành nghiêm trọng.

Mỗi động mạch vành cung cấp máu cho một vùng cơ tim. Mức độ tổn thương cơ tim phụ thuộc vào kích thước của vùng cơ do động mạch bị tắc nghẽn đó cung cấp máu và thời gian từ lúc tổn thương đến khi điều trị.

Việc chữa trị cho cơ tim diễn ra ngay sau khi bị đau tim và mất khoảng 8 tuần. Giống như vết thương trên da, khi vết thương lành thì sẹo sẽ hình thành ở khu vực bị tổn thương. Tuy nhiên, mô sẹo mới không co bóp được. Vì vậy, khả năng bơm máu của tim giảm đi sau cơn đau tim. Lượng máu bơm đi bị mất phụ thuộc vào kích cỡ và vị trí của vết sẹo.

Các triệu chứng của đau tim

Các triệu chứng của đau tim bao gồm

  • Khó chịu, cảm thấy áp lực, nặng nề, hoặc đau ở ngực, cánh tay hoặc dưới xương ức
  • Khó chịu ở lưng, hàm, cổ họng, hoặc cánh tay
  • Đầy bụng, khó tiêu, hoặc nghẹt thở (có thể giống cảm giác ợ nóng)
  • Ra mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa, hoặc chóng mặt
  • Suy yếu, lo lắng, hoặc khó thở
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc đột ngột

Với quá trình đau tim, các triệu chứng kéo dài 30 phút hoặc lâu hơn và không giảm bớt khi nghỉ ngơi hoặc dùng nitroglycerin.

Một số người bị đau tim mà không có bất kỳ triệu chứng nào (nhồi máu cơ tim "im lặng"). Nhồi máu cơ tim im lặng có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Cần làm gì nếu bị đau tim?

Sau cơn đau tim, cần nhanh chóng điều trị để thông động mạch bị tắc nghẽn nhằm giảm mức độ tổn thương. Ngay khi thấy những dấu hiệu đau tim đầu tiên, hãy gọi số điện thoại khẩn (thường là 911 nếu bạn ở Mỹ). Thời điểm tốt nhất để điều trị là trong vòng từ một đến hai giờ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Chần chừ lâu hơn sẽ làm tăng thiệt hại cho tim của bạn và làm giảm khả năng sống sót.

Hãy nhớ rằng khó chịu ở ngực có thể được được hiểu theo nhiều cách. Nó có thể xảy ra ở ngực hoặc ở bàn tay, lưng, hoặc hàm. Nếu bạn có các triệu chứng tại các vị trí đó thì hãy chú ý. Đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim của bạn. Hãy tìm đến các biện pháp chăm sóc y tế ngay.

Chẩn đoán đau tim bằng cách nào?

Để chẩn đoán đau tim, đội ngũ chăm sóc khẩn cấp sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của bạn và bắt đầu đánh giá. Chẩn đoán dựa trên triệu chứng và kết quả xét nghiệm. Mục tiêu điều trị là điều trị nhanh chóng và hạn chế tổn thương cơ tim.

Các xét nghiệm chẩn đoán đau tim

  • ECG. ECG (còn gọi là EKG hoặc điện tâm đồ) có thể cho biết mức độ tổn hại và vị trí xảy ra với cơ tim. Ngoài ra, nhịp tim của bạn cũng có thể được giám sát.
  • Xét nghiệm máu. Lấy máu để đo mức độ của các enzyme tim cho biết tổn thương cơ tim. Những enzyme này thường được tìm thấy bên trong các tế bào của tim và cần thiết cho chức năng của các tế bào đó. Khi tế bào cơ tim của bạn bị thương, các thành phần của chúng - bao gồm cả các enzyme - sẽ được giải phóng vào trong mạch máu. Bằng cách đo mức độ của các enzim này, bác sĩ có thể xác định mức độ đau tim và thời điểm gần chính xác khi cơn đau tim bắt đầu. Nồng độ Troponin cũng sẽ được đo. Troponin là các protein được tìm thấy bên trong các tế bào tim được giải phóng khi chúng bị tổn thương do thiếu máu cung cấp cho tim. Troponin có trong máu có thể là dấu hiệu của bệnh đau tim.
  • Siêu âm tim. Siêu âm tim là xét nghiệm hình ảnh có thể được sử dụng trong và sau khi bị đau tim để khảo sát cách tim bơm máu và những khu vực nào không bơm máu như bình thường. “Siêu âm” cũng có thể cho biết có bất kỳ cấu trúc nào của tim (van, vách ngăn, vv) bị thương trong quá trình đau tim hay không.
  • Thông tim. Phương pháp này có thể được sử dụng trong những giờ đầu tiên khi bị đau tim nếu các loại thuốc không làm giảm được thiếu máu cục bộ hoặc các triệu chứng đau. Nó có thể được sử dụng để trực tiếp cho ra hình ảnh động mạch bị tắc nghẽn và giúp bác sĩ xác định thủ tục nào là cần thiết để điều trị.

Phương pháp điều trị nào dành cho đau tim?

Việc điều trị bắt đầu ngay lập tức khi bệnh tim được chẩn đoán, có thể là trên xe cứu thương hoặc phòng cấp cứu. Các loại thuốc và thủ tục phẫu thuật được sử dụng để điều trị đau tim.

Những loại thuốc nào dùng trong điều trị đau tim?

Mục đích của điều trị bằng thuốc là phá vỡ hoặc ngăn ngừa các khối máu đông, ngăn ngừa tiểu cầu kết tụ và bám vào mảng xơ vữa, ổn định mảng bám, và ngăn ngừa thiếu máu cục bộ.

Những loại thuốc này phải được cung cấp càng sớm càng tốt (trong vòng một đến hai tiếng đồng hồ kể từ khi cơn đau tim xảy ra) để giảm mức độ tổn thương tim. Dùng thuốc này càng trễ, càng có nhiều thiệt hại có thể xảy ra và tác dụng của thuốc càng ít.

Các loại thuốc dùng trong khi đau tim có thể bao gồm:

  • Aspirin để ngăn ngừa các khối máu đông gây ra tình trạng đau tim trầm trọng hơn.
  • Các loại thuốc chống co giật khác, như Brilinta, Effient, hoặc Plavix, để ngăn ngừa đông máu
  • Liệu pháp làm tan khối huyết ("phá khối đông") để làm tan các cục máu đông trong động mạch của tim
  • Bất kỳ sự kết hợp nào giữa các loại trên

Các loại thuốc khác được dùng trong hoặc sau khi bị nhồi máu cơ tim, làm giảm hoạt động của tim, cải thiện chức năng tim, mở rộng hoặc làm giãn mạch máu, giảm đau, và ngăn ngừa bất kỳ nhịp tim nào đe dọa mạng sống.

Có phương pháp điều trị nào khác không?

Trong hoặc ngay sau khi bị đau tim, bạn có thể đến phòng thí nghiệm tim mạch để đánh giá trực tiếp tình trạng của tim, động mạch và mức độ tổn thương tim. Trong một số trường hợp, các thủ tục (như nong mạch hoặc đặt stent) được sử dụng để thông các động mạch bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn.

Nếu cần thiết, phẫu thuật bắc cầu có thể được thực hiện sau cơn đau tim vài ngày để phục hồi khả năng cung cấp máu của cơ tim.

Các phương pháp điều trị (thuốc, phẫu thuật tim mở, và các thủ thuật can thiệp, như nong mạch) không chữa được bệnh động mạch vành. Đã từng bị đau tim hoặc đã điều trị không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ bị đau tim trở lại; Bệnh có thể xảy ra một lần nữa. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số bước để ngăn chặn các cơn đau tim khác.

Các cơn đau trong tương lai được ngăn chặn như thế nào?

Mục tiêu sau khi bị đau tim là phải giữ cho tim của bạn khỏe mạnh và giảm nguy cơ gặp phải cơn đau tim khác. Cách tốt nhất để tránh những cơn đau về sau là dùng thuốc, thay đổi cách sống và gặp bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ định kỳ.

Tại sao lại cần dùng thuốc sau khi bị đau tim?

Thuốc được kê toa sau cơn đau tim để:

  • Ngăn chặn các khối máu đông trong tương lai
  • Giảm bớt công việc của tim và cải thiện hoạt động và khả năng phục hồi của tim
  • Ngăn chặn mảng xơ vữa bằng cách hạ cholesterol

Các loại thuốc khác có thể được kê toa nếu cần. Bao gồm thuốc điều trị nhịp tim không đều, hạ huyết áp, kiểm soát đau thắt ngực, và điều trị suy tim.

Điều quan trọng là phải biết tên thuốc của bạn, chúng được sử dụng cho triệu chứng nào, tần suất và thời gian bạn cần dùng. Bác sĩ hoặc y tá của bạn nên cùng bạn xem lại các toa thuốc. Nhớ giữ một danh sách các loại thuốc của mình và đem chúng theo mỗi lần đi khám bác sĩ. Nếu bạn có thắc mắc gì về chúng hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Cần thay đổi lối sống như thế nào sau khi bị đau tim?

Không có phương pháp chữa bệnh cho bệnh động mạch vành. Để ngăn ngừa tiến triển của bệnh tim và những cơn đau tim khác, bạn phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống cần thiết - bỏ hút thuốc, giảm lượng cholesterol trong máu, kiểm soát tiểu đường và huyết áp cao, tuân theo kế hoạch tập luyện, duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng, và kiểm soát căng thẳng.

Khi nào cần tái khám sau khi xuất viện?

Lên lịch hẹn bác sĩ từ 4-6 tuần sau khi bạn xuất bệnh viện. Bác sĩ sẽ kiểm tra tiến trình hồi phục của bạn. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như bài kiểm tra vận động gắng sức trong những khoảng thời gian đều đặn. Những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán sự hiện diện hoặc tiến triển của tắc nghẽn động mạch vành và lên kế hoạch điều trị.

Liên lạc với bác sĩ của bạn sớm hơn nếu bạn có các triệu chứng như đau ngực thường xuyên, mức độ tăng dần và kéo dài, hoặc lây lan sang các vùng khác; Thở dốc, đặc biệt khi nghỉ ngơi; Chóng mặt hoặc nhịp tim không đều.