Testosterone và những ảnh hưởng của nó đến nam giới

Testosterone là loại hoocmon nội tiết tố rất quan trọng ở con người dặc biệt là nam giới. Chúng có tác dụng tạo cơ bắp và đặc tính sinh dục ở đàn ông. Với cuộc sống ngày càng hiện đại, các quí ông cũng ít dần thời gian chăm sóc cho bản thân, việc gặp phải các vấn đề về sức khỏe (béo phì, thừa cân, gan nhiễm mỡ…) hay đời sống tình dục khiến họ lo lắng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản và thiết yếu về testosterone và cách xét nghiệm kiểm tra lượng testosterone trong cơ thể cũng như phương pháp để giữ chúng ở mức ổn định.

Tổng quan về testosterone

Kiến thức cơ bản về Testosterone

Testosterone là loại hormone được tạo ra bên trong cơ thể của loài động vật( động vật hữu nhũ, chim, bò sát…) từ nhóm androgen. Testosterone ở động vật có vú kể cả con người chủ yếu được sản xuất trong tinh hoàn của con đực và buồng trứng của con cái và một lượng nhỏ ở tuyến thượng thận.

Ở con người, nội tiết tố Testosterone chịu trách nhiệm về kích thước cơ bắp cũng như sức mạnh ở nam giới và sự nhạy cảm ở nữ giới.

Lượng Testosterone được tạo ra giữa nam và nữ có sự khác biệt nhất định. Cụ thể: lượng Testosterone được tạo ra ở nam giới cao gấp 10 lần ở nữ giới (đối với người trưởng thành.

Nồng độ Testosterone được đánh giá bình thường ở nam giới là từ 2.8 – 8.0 ng/ml; ở nữ giới là 0.06 – 0.82 ng/ml.

Vai trò của testosterone đối với con người

Vai trò của Testosterone rất quan trọng trong sự phát triển các mô sinh sản ở con người.

Đối với nam giới Testosterone có vai trò:

-         Nâng cao chất lượng tình dục (tăng cường ham muốn và khả năng cương cứng của dương vật)

-         Chi phối quá trình sản xuất tinh trùng

-         Kích thích phát triển hồng cầu, thúc đẩy các đặc tính làm tăng cơ bắp, xương và tóc.

-         Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

-         Tham gia quá trình phát triên của các mô trong hệ thống sinh sản như tinh hoàn, tiền liệt tuyến

Đối với nữ giới Testosterone có vai trò:

-         Tăng độ nhạy cảm về xúc giác

-         Tăng cường ham muốn tình dục

Mức testosterone ở người bình thường

Khi sức khỏe ở trạng thái bình thường thì nồng độ testosterone trung bình của mỗi người được xác định trong khoảng:

-         Đàn ông: 270 – 1070 mg/dL (9 – 38 mmol/L)

-         Phụ nữ: 15 – 70 mg/dL (0.52 – 2.4 mmol/L)

-         Trẻ em: 2 – 20 mg/dL (0.07 – 0.7 mmol/L)

Mức testosterone của phụ nữ mãn kinh bằng khoảng một nửa phụ nữ khỏe mạnh, không mang thai. Và một phụ nữ mang thai sẽ có gấp 3 đến 4 lần lượng testosterone so với một phụ nữ khỏe mạnh, không mang thai.

Mức testosterone tăng cao khi:

-         Ở nam giới, mức testosterone cao có thể là do ung thư tinh hoàn hoặc bệnh ảnh hưởng đến tuyến thượng thận.

-         Ở trẻ dưới 10 tuổi, mức testosterone cao có thể là dậy thì sớm , khối u ở tinh hoàn, hoặc tuyến thượng thận bất thường.

-         Ở phụ nữ, mức testosterone cao có thể là do ung thư buồng trứng hoặc tuyến thượng thận hoặc do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Trong một số trường hợp, phần buồng trứng sản sinh testosterone có thể rất nhạy cảm với hoocmon lutein (LH), gây ra mức testosterone rất cao.

Mức testosterone giảm khi:

-         Ở nam giới, mức testosterone thấp có thể do vấn đề với tinh hoàn như phát triển chậm, tổn thương hoặc thiếu tinh hoàn. Nó cũng có thể được gây ra bởi điều trị bằng hormon nữ hoặc nhiều bệnh mãn tính.

-         Mức testosterone thấp ở nam giới cũng có thể do một số bệnh di truyền (như hội chứng Klinefelter hoặc hội chứng Down), bệnh gan (xơ gan), hoặc điều trị ung thư tiền liệt tuyến.

-         Sử dụng rượu trong thời gian dài có thể làm mức testosterone thấp.

-         Ở phụ nữ, nồng độ testosterone thấp có thể do tuyến yên, bệnh Addison, mất chức năng của buồng trứng hoặc phẫu thuật, và một số loại thuốc (như corticosteroid hoặc estrogen).

-         Béo phì, viêm mãn tính hoặc dùng một số loại thuốc giảm đau có thể làm giảm mức globulin gắn kết hormon sinh dục (SHBG). Điều này cũng làm giảm tổng số testosterone.

Xét nghiệm kiểm tra testosterone

Xét nghiệm kiểm tra testosterone là gì?

Xét nghiệm testosterone là thí nghiệm kiểm tra nồng độ testosterone trong máu ở nam giới. Khi mức testosterone trong cơ thể quá thấp thì tuyến yên sẽ được kích thích sản sinh ra hocmon Lunein (LH) có tác dụng thúc đẩy tinh hoàn sản sinh nhiều testosterone hơn.

Trước khi dậy thì, các bé trai có nồng độ testosterone rất thấp và tăng nhanh trong giai đoạn dậy thì nên gây ra vỡ giọng, tăng cơ bắp, mọc lông và sản sinh tinh trùng. Mức testosterone ở nam giới đạt đỉnh ở khoảng 40 tuổi và giảm dần sau đó.

Ở phụ nữ, buồng trứng chiếm một nửa testosterone trong cơ thể. Phụ nữ có một lượng testosterone nhỏ hơn nhiều so với nam giới nhưng testosterone đóng vai trò quan trọng trên toàn cơ thể. Nó ảnh hưởng đến não, xương và cơ, phân bố mỡ, hệ thống mạch máu, mức năng lượng, các mô của bộ phận sinh dục và hoạt động tình dục.

Do đó, xét nghiệm testosterone là rất quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của một người bất kể là nam hay nữ.

Khi tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn lấy mẫu máu vào 7-9 giờ sáng:

-         Quấn cao su quanh cánh tay để ngăn sự lưu thông máu. Điều này làm cho tĩnh mạch phình lớn hơn nên dễ tiêm vào

-         Làm sạch chỗ tiêm bằng cồn.

-         Đặt kim vào tĩnh mạch.

-         Rút máu

-         Tháo dây quấn

-         Đặt một miếng gạc hoặc bông tại vị trí kim khi kết thúc.

-         Ấn chặt và sau đó băng lại

Một số trường hợp có thể có triệu chứng lạ sau khi lấy máu:

-         Bạn có thể bị bầm tím tại chỗ tiêm. Bạn có thể làm giảm bầm tím bằng cách giữ chặt miếng băng

-         Trong một số ít trường hợp, tĩnh mạch có thể sưng lên sau khi lấy mẫu máu. Có thể dùng vải ẩm để chấm dứt tình trạng này

-         Việc chảy máu liên tục có thể là một vấn đề đối với những người có rối loạn đông máu. Aspirin, warfarin (Coumadin), và các loại thuốc loãng máu khác có thể làm chảy máu nhiều hơn. Nếu bạn bị chảy máu hoặc đông máu, hoặc nếu bạn dùng thuốc giảm loãng máu, hãy nói với bác sĩ trước khi lấy mẫu máu.

Các trường hợp không nên xét nghiệm mức testosterone vì sẽ sai lệch kết quả:

-         Dùng thuốc như estrogen (bao gồm thuốc ngừa thai), testosterone, corticosteroid, digoxin (Lanoxin), spironolactone (Aldactone) hoặc barbiturates.

-         Bị cường giáp. Điều này có thể làm tăng nồng độ globulin liên kết giới tính (SHBG). Suy giáp có thể hạ thấp mức SHBG.

-         Dùng thuốc điều trị ung thư tiền liệt tuyến.

-         Dùng thuốc tăng nồng độ prolactin

Vì sao phải kiểm tra lượng testosterone?

Lượng testosterone trong máu được xác định để:

-         Tìm ra nguyên nhân vô sinh ở nam giới. Testosterone thấp có thể dẫn đến lượng tinh trùng thấp và khó thụ tinh.

-         Kiểm tra các vấn đề tình dục của một người đàn ông. Có mức testosterone thấp có thể làm giảm ham muốn tình dục hoặc rối loạn cương dương.

-         Nồng độ cao testosterone dẫn đến dậy thì sớm

-         Tìm hiểu tại sao một phụ nữ mang đặc điểm của nam giới, chẳng hạn như lông nhiều và một giọng nói trầm.

-         Tìm hiểu tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt bất thường.

-         Xem liệu các loại thuốc giảm testosterone đang dùng cho một người bị ung thư tiền liệt tuyến có tác dụng hay không

-         Tìm ra nguyên nhân gây loãng xương ở người đàn ông.

Nếu tổng mức testosterone thấp, có thể làm thêm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Nồng độ các hormon khác được tạo ra bởi tuyến yên, như hormone kích thích nang trứng (FSH) và hoocmon luteinizing (LH), có thể được kiểm tra xem liệu mức testosterone thấp có gây ra bởi các vấn đề về tinh hoàn hoặc buồng trứng hay tuyến yên .

-         Mức LH cao và mức testosterone thấp thường có nghĩa là tinh hoàn hoặc buồng trứng không hoạt động bình thường. Đây là mô hình thấy ở phụ nữ sau mãn kinh khi buồng trứng ngừng hoạt động.

-         Mức LH thấp và mức testosterone thấp hoặc cao có thể là vấn đề với tuyến yên.

Cách điều hòa testosterone sau khi xét nghiệm

-         Giảm cân: Vòng eo của bạn và mức testosterone tỉ lệ nghịch với nhau nên cách tăng testosterone tự nhiên đầu tiên là giữ cho vòng 2 thon gọn và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể 

-         Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biết là kẽm, vitamin D, axit  folic, omega 3.

-         Không dùng thức uống có cồn:

-         Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng rất có lợi cho khả năng chăn gối của đấng mày râu, lượng testosterone trong giấc ngủ sẽ tăng lên một cách tự nhiên và nhanh chóng.

-         Hạn chế stress vì hocmon cortisol sinh ra khi căng tẳng gây ức chế testosterone

-         Không dùng thực phẩm biến đổi gen vì các chất phá hủy testosterone được tìm thấy trong các loại thực phẩm biến đổi gen

Testosterone là một nội tiết tố rất quan trong ở cả nam và nữ. Nó chi phối hoạt động của rất nhiều bộ phận trong cơ thể. Xét nghiệm kiểm tra nồng độ testosterone cho phép các chuyên gia đưa ra đánh giá cụ thể nhất về tình trạng sức khỏe của mỗi người để có hướng xử lý phù hợp. Cách hiệu quả nhất để duy trì mức testosterone ổn định là ngủ đủ giấc và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.