Tìm hiểu về kháng thể Mycoplasma và cách phòng ngừa loại vi khuẩn này
Những kháng thể của Mycoplasma
- Mycoplasma là một sinh vật nhỏ bé nhất, có một màng bào tương bao quanh để bảo vệ. Vi khuẩn có hình dáng đa dạng tế bào và đề kháng tốt đối với những thuốc kháng sinh do thiếu vách tế bào. Những loại kháng sinh như penicillin và cephalosporin dường như không thể tác động lên vách tế bào của chúng. Do vậy, việc nuôi cấy và thử nghiệm Mycoplasma trong ống nghiệm là rất khó khăn.
Vi khuẩn Mycoplasma hay xuất hiện ở bề mặt niêm mạc, ngoài các tế bào. Trong những trường hợp suy giảm miễn dịch, vi khuẩn Mycoplasma có khả năng tấn công vào máu, sau đó phát tán đến các cơ quan và mô của cơ thể. Theo nghiên cứu, có tới 17 chủng Mycoplasma được tìm thấy ở người nhưng chỉ có 4 loại vi khuẩn có khả năng gây nên các bệnh truyền nhiễm, đó là M.pneumoniae, M.hominis, M.ureaplasma và M.genitalium.
Vi khuẩn Mycoplasma gây ra những căn bệnh nguy hiểm
- Các chủng vi rút mycoplasma có độ nhạy cảm với những kháng sinh nhóm macrolide và lincosamide. Tuy nhiên mức độ kháng thể thay đổi ở từng chủng của Mycoplasma. U.urealyticum nhạy cảm với nhóm kháng sinh macrolide và larithromycine nhưng lại kháng với lincosamides còn với nhóm erythromycine chỉ nhạy cảm ở mức độ trung bình. M.hominis kháng với erythromycine và nhạy cảm với nhóm josamycine. Nhưng cả hai chủng mycoplasma nói trên đều nhạy cảm với nhóm pristinamycine. Các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon có tác động thay đổi ở từng loại vi khuẩn. Những nhóm thuốc càng mới càng có tác dụng mạnh hơn.
+ Lựa chọn kháng sinh điều trị cho những trường hợp nhiễm Mycoplasma cần căn cứ vào nhiều yếu tố như độ nhạy cảm của kháng sinh, mức độ nhiễm khuẩn ở người bệnh, vị trí nhiễm khuẩn, cơ địa của từng người bệnh và những chống chỉ định có thể xảy ra ở một vài trường hợp.
Đối với những người bị nhiễm khuẩn Mycoplasma cần được điều trị bằng kháng sinh
+ Cơ địa có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và điều trị bằng kháng sinh. Nhóm kháng sinh Tetracyclin thường được sử dùng cho phụ nữ trưởng thành, không mang thai. Hoặc có thể thay thế bằng nhóm macrolide trong những trường hợp chống chỉ định. Thời gian điều trị bằng kháng sinh với vi rút Mycoplasma cần phải kéo dài và đảm bảo đủ thời gian mới kìm hãm sự phát triển và lây lan của vi khuẩn. Thời gian điều trị ở người bệnh còn phụ thuộc vào khu vực bị nhiễm khuẩn.
- Nếu mắc viêm đường sinh dục, tiết niệu do nhiễm khuẩn Mycoplasma mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng kháng sinh hoặc vi khuẩn đã mạnh lên và kháng lại kháng sinh thì có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng thường gặp nhất ở nam giới là viêm tinh hoàn, ống dẫn tinh, mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt. Viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn và ống dẫn tinh có thể gây ra vô sinh nếu không chữa trị kịp thời. Đối với nữ giới, nếu không phát hiện và điều trị sớm dễ gây ra các bệnh ở phần phụ như viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, vòi trứng dẫn đến vô sinh.
Mycoplasma kháng thể với nhiều loại kháng sinh
Do đó, việc xác định, gọi tên vi khuẩn Mycoplasma cũng như nghiên cứu hoạt động của nó trong đường tiết niệu sinh dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng để làm kháng sinh đồ giúp điều trị hiệu quả, giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Phòng ngừa Mycoplasma
- Phòng ngừa Mycoplasma là việc làm cần thiết để ngăn chặn sự xuất hiện của những loại bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây ra. Một trong những biện pháp phòng ngừa được khuyến khích hiện nay là quan hệ tình dục ngẫu nhiên, tránh ô nhiễm, nên sử dụng bao cao su. Nếu có thể trong hai giờ đầu tiên sau quan sinh dục tình dục cần xử lý đặc biệt bằng chất khử trùng.
- Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời không chỉ đối với bệnh nhân mà còn với cả bạn tình của họ.
- Không nên chủ quan, cần chú ý giữ gìn sức khỏe bản thân, kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/lần để phòng bệnh kịp thời.
- Rửa tay thường xuyên để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn ngừa vi khuẩn Mycoplasma
- Tăng cường vận động để rèn luyện sức khỏe và tăng cường thể chất.
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh.
- Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lí:
+ Không hút thuốc lá.
+ Không sử dụng các chất kích thích và những chất gây nghiện.
+ Không nên lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài sẽ gây kháng thuốc và để lại những tác dụng phụ.
+ Tránh làm việc hoặc căng thẳng quá mức.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng:
+ Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, đặc biệt bổ sung các vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp phòng chống bệnh tật.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất
+ Hạn chế ăn những đồ ăn có chứa nhiều chất béo, không ăn nội tạng và mỡ động vật.
+ Hạn chế đồ ăn nhanh có chứa nhiều cholesterol và chất béo gây béo phì, thừa cân.
- Tiêm phòng cúm hàng năm.
- Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ giúp phòng chống bệnh tật và sự xâm nhập của những vi khuẩn gây bệnh.
Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả
- Hạn chế tiếp xúc và cách ly người bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng và những người xung quanh.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, tránh khói bụi, khói bếp, khói thuốc lá và khói nhà máy…
- Nếu có thể hãy chuyển đến những nơi có môi trường trong lành, không bị ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.