Xét nghiệm Mycoplasma là gì và vì sao lại cần thiết

 Mycoplasma được hai nhà khoa học Nocard và Roux phát hiện năm 1898 ở cơ thể của một con bò bị viêm phổi. Mycoplasma là vi khuẩn nhỏ bé, khuyết thiếu vách tế bào, có hình dáng  đa dạng. Mycoplasma có khoảng 150 loài khác nhau, phần lớn ký sinh hoặc hội sinh ở người, động vật và thực vật. Trong đó có ít nhất khoảng 17 loài gây bệnh ở người.

Hình dáng và kích thước của vi khuẩn Mycoplasma

Mycoplasma có kích thước vô cùng nhỏ từ 0,15- 0,3 μm nên không thể quan sát dưới kính hiển vi thông thường. Những vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae có kích thước chiều rộng 0,1- 0,2μm và chiều dài 1-2μm. Muốn quan sát các Mycoplasma các nhà khoa học phải dùng đến kính hiển vi huỳnh quanh hoặc kính hiển vi nền đen.

Các Mycoplasma có kích thước rất nhỏ bé

Hình thể của vi khuẩn Mycoplasma rất đa dạng như hình thoi, hình nhẫn, hình cầu, hình trực khuẩn, hình xoắn... Hình thể của Mycoplasma được quyết định bởi môi trường nuôi cấy. Đặc tính của Mycoplasma là không bắt màu Gram nên muốn xác định được hình dáng của Mycoplasma các nhà khoa học phải nhuộm Giemsa. Nếu nhuộm huỳnh quang rất khó để chẩn đoán và phân bệt các Mycoplasma.

Mycoplasma không cố định hình thái do không có cấu trúc tế bào như các vi khuẩn thông thường. Các vi khuẩn Mycoplasma được bọc xung quanh bằng một màng lipid hay còn gọi là màng bào tương có chứa sterol (không có ở các vi khuẩn và virus thông thường). Do đó, cần phải có sterol ở môi trường nuôi cấy thì các Mycoplasma mới phát triển được. Tất cả các chủng của Mycoplasma đều đề kháng lại với những kháng sinh nhóm beta-lactam.

Nuôi cấy

Mycoplasma là vi khuẩn có khả năng phát triển trong môi trường nhân tạo và trên các tế bào sống. Khác với virus thường gặp, Mycoplasma ký sinh cả ở bên trong và ngoài của các tế bào sống. Khi nuôi cấy Mycoplasma cần phải có lipoprotein và sterol trong môi trường thì các Mycoplasma mới sống được. Nhiệt độ để chúng tồn tại và phát triển từ 35-37oC, pH 7,0-7,8.

Nuôi cấy Mycoplasma là phương pháp xét nghiệm cần thiết

Nhiều chủng Mycoplasma có thể phát triển trên canh thang HIPB (heart infusion peptone broth) có 2% thạch và bổ xung 30% huyết thanh của người hoặc ngựa, thỏ. Lúc này các vi khuẩn mọc chậm ở 37 độC, trong khoảng thời gian 48-96 giờ hoặc có thể lâu hơn. Việc nhận biết các vi khuẩn sinh sôi là khá khó khăn vì chúng không hề làm vẩn đục môi trường. Các nhà khoa học phải tiến hành lấy mẫu canh thang ly tâm đã được nhuộm Giemsa để quan sát các hình thái của vi khuẩn. Mycoplasma có thể tự sinh sản theo cơ chế phân đôi.

Trên môi trường nuôi cấy ống nghiệm, Mycoplasma được phát triển mạnh ở trên bề mặt các tế bào.

Khả năng gây bệnh

Mycoplasma cư trú trên niêm mạc khoang miệng, cổ họng và đường sinh dục ở cả nam, nữ. Chúng có khả năng gây bệnh khi có sự tăng lên về số lượng. Mycoplasma gây nên 4 loại gây bệnh thường gặp:

+ Viêm đường hô hấp, viêm phổi không điển hình do nhiễm khuẩn Mycoplasma. Đối tượng bị bệnh thường nằm trong độ tuổi 5-20 tuổi. Đặc biệt, bệnh có thể lây lan thành dịch xuất hiện vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Bệnh có khả năng lây truyền qua đường hô hấp.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp Mycoplasma gây ho kéo dài dẫn đến viêm phổi

+ Viêm đường tiết niệu sinh dục: nhiễm trùng phụ khoa ở nữ (viêm âm đạo, buồng trứng, tử cung, vòi trứng...), có thể gây sẩy thai, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn sau khi sảy thai. Bệnh thường lây truyền qua đường tình dục.

+ Viêm niệu đạo, không liên quan đến lậu. Bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục.

+ Viêm đường tiết niệu không liên quan đến lậu. Bệnh được lây truyền qua đường tình dục.

Xét nghiệm Mycoplasma

+ Bệnh phẩm:

Dùng tăm bông lấy dịch họng, đờm, mủ hoặc dịch đường tiết niệu, sinh dục để chẩn đoán Mycoplasm. Bệnh phẩm phải có tế bào sống vì các vi khuẩn Mycoplasma thường bám vào bề mặt của các tế bào chủ.

Bệnh phẩm phải chứa tế bào sống mới có thể xét nghiệm được Mycoplasma

+ Nhuộm soi:

Phương pháp xét nghiệm này không có giá trị chẩn đoán vì các Mycoplasma có hình thể quá nhỏ, không thể quan sát được dưới kính hiển vi thông thường.

+ Nuôi cấy:

Nuôi cấy Mycoplasma thường khó thực hiện vì đòi hỏi môi trường nuôi cấy đặc biệt, diễn ra trong thời gian khá lâu vì các vi khuẩn mọc rất chậm.

Mycoplasma được nuôi cấy trong môi trường giàu chất dinh dưỡng, trong khoảng thời gian 24 – 48 giờ, nền nhiệt 37 độ C và chứa 10% CO2. Một số các Mycoplasma có thể cần thời gian nuôi cấy dài hơn khoảng 2 - 3 tuần.

+ Chẩn đoán huyết thanh:

ELISA dùng để phát hiện sự có mặt của IgM và tăng hiệu giá của IgG, rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh ở giai đoạn cấp.

+ Xác định Mycoplasma ở đường tiết niệu sinh dục qua kit Mycoplasma DUO:

Hỗn hợp dịch phẩm có chứa Mycoplasma được nuôi trong môi trường thích hợp sẽ được nhỏ vào các giếng có chứa cơ chất arginine hoặc urea nhằm phát hiện khả năng sử dụng arginine và urea của các vi khuẩn Mycoplasma. Sau thời gian 24 – 48 giờ và ở nhiệt độ 37oC nếu có sự đổi màu của chỉ thị màu thì kết luận dương tính với Mycoplasma.

Các chủng Mycoplasma có sức đề kháng yếu với các nhóm kháng sinh

Hiện nay chưa có một vacxin nào giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn Mycoplasma đặc biệt. Mycoplasma được đề kháng tự nhiên bằng các kháng sinh penicillin, vancomycin và cephalosporin. Việc tiến hành xét nghiệm sớm các Mycoplasma khi có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể có ý nghĩa lớn lao giúp phát hiện và điều trị kịp thời những căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Mycoplasma gây nên.