Thực phẩm chức năng và hiểm họa phía sau lời quảng cáo

Thực phẩm chức năng đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ qua, chúng thường được quảng cáo như là một sự thay thế hoàn hảo cho thuốc chữa bệnh theo toa, hứa hẹn những điều kì diệu, từ chất chống oxy hoá đến tăng cường trí nhớ hoặc hỗ trợ giảm cân. Chúng được làm phổ biến nhất ở dạng viên nang hoặc viên nén, bên cạnh đó là dạng chất cô đặc, chất lỏng và bột mịn.

Một ngành công nghiệp khổng lồ

Theo FDA, thực phẩm chức năng là một sản phẩm dùng để ăn hoặc uống và có chứa "các thành phần dinh dưỡng". Các thành phần này bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chế độ ăn uống của chúng ta. Chúng có thể bao gồm các vitamin đến khoáng chất, thậm chí cả các loại thảo dược. Một ví dụ điển hình là acid ascorbic (Vitamin C) được quảng cáo có chức năng tăng cường hệ thống miễn dịch ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra còn có Vitamin D, Canxi, kali… Trong năm 2013, ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng được thống kê với doanh thu khoảng 82 tỷ đô la, trong đó doanh số bán hàng tại Hoa Kỳ tăng lên khoảng 6 tỷ đô la trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2012.

Quá hoàn hảo để trở thành sự thật

Mặc dù thực phẩm chức năng có thể tốt cho bạn, nhưng có rất nhiều tranh cãi xoay quanh loại sản phẩm này. Các sản phẩm đặc biệt thường chứa các thành phần có thể hoạt động không hiệu quả như giới thiệu của nhà sản xuất. Khi thấy những lời hứa hẹn chữa bách bệnh, thì bạn càng nên xem xét kiểm tra các thành phần của sản phẩm. Tốt hơn hết, chỉ cần tránh xa những loại sản phẩm này. Nhiều sản phẩm được quảng cáo là thuốc chữa bệnh có thể chỉ là các loại kẹo đường hoặc bột gạo, hoặc thậm chí cả lúa mì, đậu nành, được đăng ký nhãn hiệu và bán trên thị trường.

Nguy cơ phản tác dụng

Những thực phẩm chức năng thậm chí có thể có tác dụng phụ, vì các hợp chất chứa trong chúng có thể gây hại cho cơ thể. Một trong những chất này là keo bạc, được bán trên thị trường với đa dạng công dụng, bao gồm cả chất chống virut, kháng khuẩn, và thậm chí cả một chất chống nấm. Mặc dù từ nhiều năm nay, khi một người đàn ông tên là Paul Karson đã xuất hiện trên truyền hình để trình bày với khán giả rằng ông đã bị một bệnh lạ được gọi là Argyria, khiến da anh biến thành màu xanh dương.

Một cách điều trị bệnh đầy rủi ro

Điều quan trọng cần lưu ý là ngành chế biến thực phẩm chức năng rất khó kiểm soát, tiêu chuẩn ít nghiêm ngặt hơn các loại dược phẩm. Ví dụ, các công ty thường đánh dấu những " hợp chất độc quyền" để không phải tiết lộ thành phần chính xác của chúng. Mặc dù chúng được yêu cầu liệt kê các thành phần trên nhãn, nhưng không bắt buộc chỉ ra giá trị của từng hợp chất chứa bên trong.

Đây là nơi các thành phần "phụ gia bí ẩn" đi vào sản phẩm. Trong một số trường hợp, một số người sử dụng các sản phẩm này thậm chí bị dị ứng với “thuốc bổ”. Dù thế nào, nếu chế độ ăn uống của bạn đủ dưỡng chất, bạn không cần bổ sung bất kì loại thực phẩm chức năng nào trừ khi bác sĩ kê toa - tất cả các vitamin và khoáng chất bổ sung mà cơ thể bạn không cần hoặc không thể sử dụng đều được bài tiết qua nước tiểu của bạn.

 

Để an toàn, bạn chỉ nên dùng loại thực phẩm chức năng được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm kiểm định. Bạn cũng nên kiểm tra nhãn hiệu và tìm hiểu về công ty sản xuất. Để có kết quả tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về loại thực phẩm bổ sung nào bạn nên dùng.